Trước một thiếu niên có ý nghĩ tự tử hoặc có mưu toan tự tử, việc tham vấn phải được tiến hành ngay, đôi khi ngaytại giường bệnh. Nhiều vấn đề cần phải được tìm hiểu trong lúc tham ván.
1. Tìm hiểu khả năng tử vong của hành vi tự tử :
Đặt những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, như :
- Em có bao giờ nghĩ đến việc tự tử chưa ?
- Em có bao giờ xây dựng một kế hoạch để tự tử chưa
- Hiện nay em có kế hoạch cụ thể cho việc tự tử không ?
Những câu hỏi như vậy giúp ta phân loại được những ý định tự tử còn mơ hồ và những khả năng dễ đưa đến tử vong của hành vi tự tử.
2. Nhận dạng mục tiêu của hành vi tự tử : - Nếu em viết di chúc thì em sẽ gởi ai ?
- Em nghĩ là những ai sẽ đến dự đám tang của em.
- Nếu một người nào đó viếtvề hành vi tự tử của em, thì họ sẽ viết như thế nào ?
Trên đây là một số câu hỏi không những vừa giúp ta xácđịnh được mục tiêu của hành vi tự tử, khả năng tử vong, mà còn vừa giúp cho thiếu niên hiểu rõ hơn nữa hành động của mình. Việc tham vấn như vậy sẽ dễ dàng hơn, có khả năng ngăn ngừa sự tái phát của hànhvi tự tử.
Kết luận :
Đứng trước một ý nghĩ hay một mưu toan tự tử, chúng ta không thể coi thường mà ngược lại còn phải tỏ rõ cho thiếu niên biết là mìnhrất quan tâm đến vấn đề này, và sẵn sàng để giúp đỡ thiếu niên vượt qua khó khăn, tin tưởng hơn nữa vào cuộc sống. Trước sự gia tăng tự tử ở lứa tuổi thiếu niên, gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh và phải là chỗ dựa vững chắc cho tuổi trẻ, giúp cho thiếu niên nhận thức đúng đắn về giá trị của cuộc sống, về tương lai tươi sáng và có một lý tưởng sống đúng đắn.
X W CHƯƠNG XII CHƯƠNG XII
HỆ THỐNG NÂNG ĐỠ GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG I. QUẢN LÝ SỨCKHỎE HÀNG NGÀY :
1. Chức năng cổ điển của gia đình : tìm cách tránh và che chở khỏi cái
“xấu” , cái “bệnh”.
2. Người giúp đỡ : chồng hay vợ là người giúp đỡ chính. Nếu không
chúng không thể làm được, thì chính những người ngoài gia đình sẽ thực hiện chức năng đó.
3. Giúp đỡ phải cụ thể : một cử chỉ âu yếm hay lòng quý mến không
thể thay thế một sự giúp đỡ cụ thể.
4. Các loại nâng đỡ : trong gia đình, sự nâng đỡ tình cảm được đánh
giá là quan trọng nhất. Tiếp theo đó là sự nâng đỡ vật chất, sự nâng đỡ về chuẩn mực và sự nâng đỡ về thông tin.
Trong cùng một tầng lớp xã hội, một số người lại dễ bị tổn thương hơn người khác trong việc lo toan bệnh tật, và trong việc quản lý sức khỏe hàng ngày.