BẦU LỌC TOÀN PHẦN.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế động cơ đốt trong-hệ thống bôi trơn (Trang 46 - 47)

3. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN.

3.3.3BẦU LỌC TOÀN PHẦN.

Bộ lọc dầu sử dụng trên động cơ D4FA thuộc loại bầu lọc có lõi lọc tinh bằng giấy, được lắp ở đáy thân của bộ làm mát dầu, làm cả nhiệm vụ lọc thô và lọc tinh với nguyên lý làm việc như sau:

7 3 3 4 5 2 1 6

Hình 3.4. Kết cấu bầu lọc toàn phần.

1-Phần lọc tinh dầu nhờn. 2- vỏ bầu lọc. 3- Van an toàn. 4- Phần lọc thô dầu nhờn. 5- Van một chiều. 6- Đường dầu vào bầu lọc. 7- Đường dầu ra khỏi bầu lọc

- Van một chiều có tác dụng chỉ cho dầu theo một chiều và không cho dầu theo chiều ngược lại. Mặt khác khi động cơ không hoạt động nó tạo được áp suất dư trên đường dầu chính, van một chiều được làm bằng cao su và co giãn được

- Vật liệu của lõi lọc là giấy cát-tông, loại lọc thấm bằng giấy còn gọi là lọc bề mặt. Đối với phần lọc thô để tăng diện tích bề mặt lọc, người ta dùng giấy dày 0,6 mm gấy lại để đạt diện tích bề mặt 5 ÷ 12 cm2/cm3(so với dung tích bầu lọc). Đối với phần lọc tinh thì sức cản rất lớn nhưng dầu được lọc sạch hơn để giảm bớt sự mài mòn các bề mặt ma sát.

Nguyên lý làm việc:

Dầu được bơm dầu hút từ cácte qua lưới lọc đi đến đường dầu chính. Dầu đi vào bầu lọc qua các lỗ 6 lúc này dầu có áp suất cao do bơm tạo ra sẽ tác dụng lên van 5 làm cho van mở ra và dầu được đưa vào bầu lọc sau đó dầu qua phần lọc thô 4 và phần lọc tinh 1, khi đi qua phần lọc thô và lọc tinh thì dầu được lọc sạch. Dầu lọc sạch này theo lỗ 7 ra khỏi bầu lọc đi đến đường dầu chính để đi bôi trơn các bề mặt ma sát.

Phần kích thước bầu lọc tinh nhỏ hơn phần lọc thô và sức cản cũng lớn hơn nên lượng dầu qua lọc tinh chỉ chiếm từ 15 ÷ 20% lượng dầu do bơm cung cấp nhưng dầu qua lọc tinh được lọc sạch hơn phần lọc thô, khi làm việc ở áp suất cần thiết thì áp suất của dầu không thắng được lực của lò xo của van an toàn nên van vẫn đóng. Nhưng khi phần lọc thô và tinh đều bị tắc hoặc sức cản lớn thì làm cho áp suất dầu tăng cao, lúc này áp suất dầu thắng được lực lò xo của van an toàn làm cho van mở ra và cho dầu qua van để đảm bảo lượng dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát khi đó dầu không qua phần lọc thô và tinh nên bầu lọc không còn tác dụng nữa vì vậy mà ta cần phải thay bầu lọc.

Ưu điểm của bầu lọc này là lọc được các cận bẩn có kích thước từ 0.3 ÷ 0.5 µcm nên dầu được lọc rất sạch, đảm bảo được chất lượng của dầu bôi trơn vì vậy mà độ mòn của xilanh, ổ trục khuỷu, bạc lót, cổ chốt khuỷu đều giảm xuống rất nhiều dẫn đến tăng tuổi thọ của động cơ, tuy nhiên bầu lọc này có kích thước lớn, cồng kềnh.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế động cơ đốt trong-hệ thống bôi trơn (Trang 46 - 47)