VẼ ĐỒ THI MÀI MÒN CHỐT KHUỶU.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế động cơ đốt trong-hệ thống bôi trơn (Trang 25 - 26)

Đồ thị mài mòn của chốt khuỷu (hoặc cổ trục khuỷu ...) thể hiện trạng thái chịu tải của các điểm trên bề mặt trục. Đồ thị này cũng thể hiện trạng thái hao mòn lý thuyết của trục, đồng thời chỉ rõ khu vực chịu tải ít để khoan lỗ dầu theo đúng nguyên tắc đảm bảo đưa dầu nhờn vào ổ trượt ở vị trí có khe hở giữa trục và bạc lót của ổ lớn nhất. Áp suất bé làm cho dầu nhờn lưu động dễ dàng.

Sở dĩ gọi là mài mòn lý thuyết vì khi vẽ ta dùng các giả thuyết sau đây :

- Phụ tải tác dụng lên chốt là phụ tải ổn định ứng với công suất Ne và tốc độ n định mức.

- Lực tác dụng có ảnh hưởng đều trong miền 1200. - Độ mòn tỷ lệ thuận với phụ tải.

- Không xét đến các điều kiện về công nghệ, sử dụng và lắp ghép . Để vẽ đồ thị mài mòn chốt khuỷu ta thực hiện theo các bước như sau:

+ Từ tâm O của đồ thị phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu ta vẽ đường tròn (O,R) với bán kính tùy ý (vòng tròn đặc trưng mặt chốt khuỷu).

+ Chia đường tròn thành 24 phần bằng nhau, đánh số thứ tự theo chiều quy ước ngược chiều kim đồng hồ.

+ Từ các điểm 0,1,2…23 trên vòng tròn gạch cát tuyến O0; O1;O2,…,O23 cắt đồ thị phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu ở các điểm a;b;c….

Ta lập được bảng phụ tải tác dụng lên điểm thứ i trong một chu trình làm việc của động cơ (tính bằng mm). + Chọn tỉ lệ xích: 2 1[ / . ] Q MN m mm µ∑ =

+ Từ các giả thiết trên ta lập được bảng tổng phụ tải tác dụng trên các điểm 0;1;2…23 trong một chu trình như sau:

+ Có được ∑Q

ta tiến hành thực hiện các bước vẽ đồ thị như sau: -Vẽ đường tròn bán kính R = 80 (mm) tượng trưng cho chốt khuỷu.

-Chia đường tròn thành 24 phần bằng nhau đồng thời đánh số thứ tự 0,1,2…23 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

-Đặt các giá trị ∑Q từ đường tròn hướng về tâm theo thứ tự các điểm.

-Nối các điểm lại với nhau bằng một đường cong thích hợp ta được đường cong thể hiện đồ thị mài mòn chốt khuỷu.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế động cơ đốt trong-hệ thống bôi trơn (Trang 25 - 26)