THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 1 Chuẩn bị: Ổn định lớp.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 11 nâng cao (Trang 32 - 34)

1. Chuẩn bị: Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Hoàn thành chuỗi phản ứng:

HNO3 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4 → Ca3(PO4)2

3. Vào bài mới :

Nội dung TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. PHÂN ĐẠM

Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+.

Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protêin thực vật.

Độ dinh dưỡng đánh giá bằng hàm lượng %N trong phân.

1.Phân đạm Amoni:

Là các muối amoni : NH4Cl,

Hoạt động 1:

GV đàm thoại với HS về phân bón hóa học trong đời sống sản xuất và yêu cầu HS cho biết một vài loại phân mà em đã biết?

Hoạt động 2:

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phân đạm sau đó đưa ra một số câu hỏi như: Phân đạm là gì? Chia làm mấy loại?

GV nêu khái niệm, đặc điểm của phân đạm amoni?

GV hỏi có thể bón phân đạm amoni với vôi bột để khử chua được không? Tại sao?

Phân lân, kali, urê …

Hs tìm hiểu SGK và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời.

Loại phân này thủy phân tạo ra môi trường axit nên dùng bón cho các loại đất ít chua.

2. Phân đạm Nitrat:Là các muối Nitrat Là các muối Nitrat NaNO3, Ca(NO3)2 …

Điều chế: Khi cho muối cacbonat + HNO3.

3. Urê:

Là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, chứa khoảng 46%N, được điều chế cho ammoniac tác dụng với CO2.

CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O

GV yêu cầu HS xem SGK và so sánh các loại phân đạm amoni và phân đạm nitrat có điểm gì giống và khác nhau?

GV trình bày về khái niệm, đặc điểm về phân Ure.

GV nhận xét cung cấp thêm: phân urê khi phân hủy trong nước cho môi trường trung tính va có hàm lượng Nito lớn

→ có môi trường axit

HS không thể được vì xảy ra phản ứng:

CaO + NH4+ → Ca2+ + NH3 + H2O

• Đều chứa N

• Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính.

=> Vùng đất chua bón nitrat vùng đất kiềm bón amoni .

HS lắng nghe sự trình bày của GV và tìm hiểu những ưu điểm của phân Ure.

II. PHÂN LÂN

Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-

Phân lân cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng.

Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó

Nguyên liệu: Quặng photphoric và apatit.

1. Super photphat:

Có hai loại là super photphat đơn và super photphat kép:

a. Super photphat đơn:

Có chứa 14-20% P2O5, được sản xuất cho bột quặng photphorit hoặc

Hoạt động 3 :

GV cung cấp những đặc điểm của phân lân. Các khái niệm phân lân, độ dinh dưỡng phân lân.

GV nêu ra cho HS biết các giai đoạn quan trọng để bón lân cần cho cây trồng.Các nguyên liệu cần thiết để điều chế phân lân.

HS chú ý, đọc thêm các nội dung trong SGK.

HS viết phương trình phản ứng điều chế phân lân.

apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4 +

Ca(H2PO4)2

b. Super photphat kép:

Có chứa 40-50% P2O5 Sản xuất qua 2 giai đoạn:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4

+ 3CaSO4

Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 →

+3Ca(H2PO4)2

2. Phân lân nung chảy:

Thành phần chính của phân lân nóng chảy là: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê.

• Chứa 12-14% P2O5

• Không tan trong nước, thích hợp cho lượng đất chua.

GV yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau super photphat đơn và super photphat kép, viết phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế.

GV trình bày các thành phần của lân nóng chảy và các đặc tính của phân lân nóng chảy.

HS hai loại phấn này đều có thành phần là Ca(H2PO4)2 nhưng khác nhau về hàm lượng P trong phân và có giai đoạn sản xuất khác nhau. Viết phương trình phản ứng.

HS xem SGK và lắng nghe lời trình bày của GV.

III. PHÂN KALI

Phân kali cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+.

Tác dụng : tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn của cây

Độ dinh dưỡng đánh giá bằng hàm lượng % K2O.

Hoạt động 4:

GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau: Phân Kali là gì? Những loại hợp chất nào được dùng làm phân kali? Phân kali cần thiết cho cây như thế nào? Loại cây nào đòi hỏi nhiểu phân kali hơn?

HS nghiên cứu sách trả lời: Phân có chứa nguyên tố K. KCl , NH4Cl, kali sunfat …

Chống bệnh, tăng sức chịu đựng cho cây.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 11 nâng cao (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w