Đánh giá chung về thực trạng đầutư đổimới công nghệ.

Một phần của tài liệu phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.DOC (Trang 47 - 52)

I. THỰC TRẠNG ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA

4. Đánh giá chung về thực trạng đầutư đổimới công nghệ.

Từ thực trạng trên cho thấy, thời gian qua, nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhất định về đổi mới công nghệ. Đầu tư đổi mới công nghệ đã có dấu hiệu qua tăng và mang lại một số kết quả trong một số ngành, lĩnh vực. Doanh nghiệp và xã hội ngày càng tham gia tích cực hơn vào quá trình đổi mới công nghệ. Các viện nghiên cứu đã bắt đầu năng động hơn trong đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ của nhiều ngành còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; đầu tư đối mới công nghệ ở nước ta còn thấp so với nhu cầu phát triển và so với trình độ quốc tế, việc đổi mới công nghệ đã trở thành đòi hỏi sống còn của nhiều doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp còn thấp, chưa liên tục và chưa hướng

tới mục tiêu sáng tạo công nghệ trong dài hạn. Đầu tư đổi mới công nghệ mới chủ yếu từ nguồn của Nhà nước trong khi cơ chế sử dụng nguồn đầu tư này vẫn còn nhiều bất cập. Các nguồn lực khác của xã hội chưa được huy động để đầu tư đổi mới công nghệ và thúc đẩy ứng dụng công nghệ.

4.1. Nguyên nhân của những tiến bộ

Những tiến bộ v đổi mới công nghệ trong thời gian vừa qua chủ yếu là kết quả của hơn 17 năm đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường mở cửa, hội nhapạ với thế giới và khu vực. Sự gia tăng mức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mở cửa đã tạo ra động lực và sức ép để doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới mức công nghệ. Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vừa chịu nhiều sức ép cạnh tranh hơn vừa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ điều kiện hơn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ.

Cũng với chính sách mở cửa nền kinh tế và tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ tiên tiến đã được đưa vào Việt Nam. Hiện tại, hầu hết công nghệ tiên tiến mà các doanh nghiệp có được đều qua con đường nhập khẩu hoặc qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam không chỉ mang theo vốn mà còn chuyển ngiao cả công nghệ và kỹ năng quản lý, đồng thời cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến để duy trì thị phần của mình trên thị trường. Đổi mới khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chú, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

Tiến bộ trong đổi mới công nghệ trong thời gian qua cùng một phần nhờ vào những tác động nhất định của đầu tư Nhà nước cho KH&CN chính

sách đầu tư vào một số lĩnh vực đã đem lại chuyển biến rõ rệt như công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo hướng xã hội hoá hoạt động KH&CN, nới rộng hàng lang hoạt động cho các tổ chức này cũng đã góp phần gắn kết hơn hoạt động nghiên cứu với sản xuất kinh doanh và thực tế cuộc sống. Vốn huy động do KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất kinh doanh tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính sách dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN đã cải tiến một bước việc cấp phát kinh phí đến các nhà khoa học theo hướng giảm bớt các khâu trung gian.

Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tỏo chức khuyến nông, lâm ngư và công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng, đổi mới công nghệ của người dân trong thời gian qua tăng lên rõ rệt. Đổi mới công nghệ ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước.

4.2. Nguyên nhân của những tồn tại

a. Nguyên nhân khách quan

Nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế với trình độ và tiềm lực phát triển kinh tế còn thấp. Đặc biệt chung của các ngành và doanh nghiệp hiện nay là; vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ và manh mún, trình độ chuyên môn hoá chưa cao, phần lớn các ngành tập trung sử dụng nhiều lao động, trình độ lao động còn hạn chế. Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, bằng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân só và nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp, các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít. Đặc

biệt,trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế cả về nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực để đầu tư đổi mới công nghệ. Những đặc điểm đó chưa thể đòi hỏi trong giai đoạn này đầu tư đổi mới công nghệ của nước ta có sự phát triển mạnh mẽ ngang bằng so với các nước ta ở trình độ phát triển cao trên thế giới. Những công nghệ trong nước sản xuất được còn hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường công nghệ của chúng ta có được chủ yếu vẫn phải thông qua việc chuyển giao công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.

b. Nguyên nhân chủ quan

• Thị trường KH&CN chưa phát triển.

Thị trường KH&CN mới phát triển mạnh như ở Việt Nam do đó chưa tạo được một kênh thúc đẩy doanh nghiệp năng động và có điều kiện thuận lợi để dầu tư đổi mới công nghệ. Một mặt, quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập, họ không muốn hoặc không thể đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và do đó có thể chuyển giao rộng rãi công nghệ do mình nghiên cứu ra cho nhiều doanh nghiệp. Bản thân những nguồn tiềm năng cung cấp công nghệ cũng chưa được phát huy dẫn đến nguồn công nghệ trong nước có giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, các hệ thống dịch vụ công nghệ như hệ thống thông tin, môi giới công nghệ, thẩm định công nghệ.v.v…chưa phát triển dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình.

• Môi trường kinh tế vĩ mô chưa tạo áp lực và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ.

Cơ chế quản lý và một số chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành chưa tạo dựng được môi trường kinh doanh cạnh tranh thực sự để tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ. Hiện nay, đầu tư đổi mới công nghệ chưa phải là bước phát triển tất yếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chú trọng nhiều vào lợi ích ngắn hạn hơn là có chiến lược

kinh doanh dài hạn. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn có tư tưởng dựa vào Nhà nước, chưa năng động,chưa thấy rõ sự cần thiết phải đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ mới chỉ tìm kiếm những cơ hội để có được lợi nhuận ngắn hạn trong ki lẽ ra chính doanh nghiệp p hải là chủ thể quyết định đầu tư cho đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức hết những thách thức đặt ra đổi mới họ trong bối cảnh hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Thực trạng này là hệ quả của hàng loạt cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách thương mại bảo hộ bất hợp lý tạo nên tính ỷ lại của doanh nghiệp, giảm áp lực đổi mới công nghệ môi trường kinh doanh chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; cơ chế bao cấp, những đặc quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước và sự bất ổn định trong cơ chế, chính sách. Thực tế đã cho thấy, chỉ có môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh mới tạo ra động lực cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có chính sách thích hợp để thu hút đầu tư đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

• Năng lực của các cơ quan tham mưu quản KH&CN các cấp còn yếu kém.

Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ăn sâu và tiềm thức và thói quen của không ít cán nbộ KH&CN và quản lý công nghệ đã tạo ra sức ý không dễ khắc phục trong cơ chế mới, không đáp ứng được yêu cầu về dổi mới quản lý công nghệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đổi mới những hoạt động KH&CN mà nhà nước cần đầu tư phát triển như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên, nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu tính công ích.v.v…cũng chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động KH&CN cần và có thể vận dung cơ chế thị trường, như nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN. Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN chưa

được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH&CN còn mang nặng tính hành chính.

• Các điều kiện tiền đề khác để hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ chưa được đảm bảo đầy đủ.

Để thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, các điều kiện cần thiết khác như thị trường vốn và nguồn nhân lực công nghệ phải được bảo đảm và phát triển ở nước nhất định. Tuy nhiên, các điều kiện này ở nước ta đều còn đang ở mức phát triển thấp. Thị trường vốn của Việt Nam còn kém phát triển, các kênh cấp vốn đầu tư đổi mới công nghệ hiện hành còn quá ít, lại thêm nhiều điều kiện, thủ tục rườm ra, chưa phù hợp với đặc thù khó đánh giá khả năng thành công của các dự án đầu tư đổi mới công nghệ chất lượng nguồn nhân lực, lao động; lao động có kỹ năng và trình độ cao vừa thiếu, vừa yếu, lại phân bổ không hợp lý các doanh nghiệp thiếu lực lượng cán bộ và chuyên gia công nghệ giỏi. Hệ thống các cơ sở dạy nghề kém phát triển.

Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.

• Đầu tư cho phát triển KH&CN và đổi mới công nghệ còn hạn hẹp Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN trong thời gian dài còn chưa được chú trọng đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ tanàg KH&CN lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp. Đầu tư cho đổi mới công nghệ còn diễn ra chưa có kế hoạch dài hạn, đầu tư manh mún nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.DOC (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w