Các nguồn đầutư đổimới công nghệ

Một phần của tài liệu phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.DOC (Trang 37 - 40)

I. THỰC TRẠNG ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA

2. Các nguồn đầutư đổimới công nghệ

2.1. Đầu tư từ ngân sách nhà nước

Đầu tư đổi mới công nghệ từ nguồn ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư đổi mới công nghệ. Ở Việt Nam, những khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua thực hiện các đề tài nghiên. Công nghệ (thuộc chương trình trọng điểm của Nhà nước, đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành), hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ. Trong khuôn khổ các chương trình này, Nhà nước tài trợ toàn phần hoặc một phần cho các hoạt động nghiên cứu, làm chủ công nghệ hiện đại và ứng dụng chúng. Các chương trình này chủ yếu tài trợ khâu nghiên cứu triển khai, mà ít tài trợ khâu tuyên truyền, phổ biến, thử nghiệm và ứng dụng vào kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. Ví dụ, trong tổng 233 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong 11 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 1996 - 2000, chỉ có 18% só đề tài triển khai thực nghiệm, còn lại là các đề tài nghiên cứu khoa học. Kết quả

của nhiều đề tài nghiên cứu do ngân sách nhà nước tài trợ chưa tạo điều kiện để ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Các chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp hiện nay hầu như mới dừng lại ở phòng thí nghiệm, việc nhân rộng kết quả nghiên cứu, nhất là phổ biến cho bà con nông dân, ứng dụng vào thực tế còn rất hạn chế và khó khăn. Việc lựa chọn và quyết định đầu tư vào các chương trình nói trên vẫn được thực hiện theo cơ chế xin - cho, dẫn đến nhiều tiêu cực và hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Năm 2002, bộ khoa học và công nghệ mới tổ chức chương trình tài trợ một phần cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nguồn vốn hạn chế ở mức 6 tỷ đồng Việt Nam.

2.2. Đầu tư từ doanh nghiệp

Những năm gần đây, doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn đến nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật và cách thức sản xuất mới, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm. Theo số liệu thống kê của cục sở hữu công nghiệp, số lượng đơn xin đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kê mẫu mã à thương hiệu tăng trung bình 16% giai đoạn 1990 - 2005. Nhiều sáng kiến công nghệ được phát minh bởi những người dân bình thường, không phải nhà khoa học và đã có những đóng góp thiết thực trong cuộc sống như: Sángkiến cải tiến dụng cụ cắt có thành máy gặt lúa, máy nảy bắp, sáng kiến di chuyển nhà, sáng kiến cho cá tra sinh sản nhân tạo.v.v…

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu và triển khai đã gia tăng thông qua các hợp đồng nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Trong cơ cấu nguồn thu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai, nguồn thu do ký hợp đồng với doanh nghiệp đã tăng đáng kể, chiếm khoảng 40% nguồn thu ngoài ngân sách của các viện nghiên cứu ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên9. Một số doanh nghiệp đã nổi lên như những gương điển hình trong đầu tư đổi mới công nghệ so với yêu cầu đầu tư để nâng cao năng

lực công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam, khu vực doanh nghiệp trong nước đầu tư do đổi mới công nghệ còn thấp. Trong khi ở các nước, đầu tư từ doanh nghiệp góp phần lớn trong tổng đầu tư cho đổi mới công nghệ thì ở Việt Nam, tỷ lệ này ước chiếm khoảng 20 - 30%. Cho đến nay, mới có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn (chủ yếu là các tổng công ty 90, 91) có cơ sở hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ. Theo một vài nghiên cứu gần đây, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ tập trung ở các tổng công ty nhà nước và cũng chỉ mới dừng lại ở mức khoản 0,25% doanh thu, quá thấp so với tỷ trọng 5 -10% của doanh nghiệp tại các nước phát triển. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân hầu như chưa tham gia hoạt động nghiên cứu và triển khai. Trong 3 giai đoạn của phát triển công nghệ là tiếp thu công nghệ, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhập khẩu máy móc và thiết bị. Trong công nghệ nhập khẩu, tỷ trọng giá trị phần mềm công nghệ chiếm khoảng 17% tổng giá trị nhập khẩu, còn lại chủ yếu là phần cứng máy móc, thiết bị. Việc hình thành một chiến lược dài hạn tiến tới sáng tạo công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chưa được hình thành, thậm chí trong ý tưởng. Mức độ ứng dụng công nghệ sản xuất trong nước cũng vẫn hết sức hạn chế.

a. Đối với doanh nghiệp nhà nước

Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn chưa khuyến khích thoả đáng người lao động phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động và đổi mới công nghệ. Cơ chế vận hành vẫn còn nuôi dưỡng những giám đốc chưa thực sự năng động, dám nghĩ, dám làm và kể cả kể cả những người không nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của đổi mới công nghệ với sự sống còn của doanh nghiệp trong tương lai. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang gò bó các giám đốc trong quá trình quyết định đầu tư, kể cả đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi đó, thủ tục thẩm định các dự

án đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp Nhà nước kéo dài kiểu doanh nghiệp không mấy hào hứng trong đổi mới công nghê. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp có chiến lược đầu tư dài hạn, phần nào hạn chế đầu tư đổi m ới công nghệ trong doanh nghiệp bởi hai lý do: Thứ nhất, cơ chế hiện hành lấy tình hình lỗ, lãi hàng năm của doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả khiến doanh nghiệp ngại áp dụng một chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó có đổi mới công nghệ. Thứ hai, cơ chế tuyến và bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hiện hành chưa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khó có thể xây dựng một chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp Nhà nước qua các nhiệm kỳ giám đốc khác nhau.

Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước và môi trường hoạt động chưa tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, các cách doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chậm. Doanh nghiệp Nhà nước còn có tư tưởng dựa vào Nhà nước, chưa năng động, chưa thấy sự cần thiết phải đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ mà chỉ tìm kiếm những cơ hội để có được lợi nhuận ngắn hạn trong khi là ra chính doanh nghiệp phải là chủ thể quyết định đầu tư cho đổi mới công nghệ10. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức hết những thách thức đặt ra đối với họ trong bối cảnh hội nhập và thực hiện cam kết quốc tế. Thực trạng này là hệ quả của hàng loạt cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách thương mại bảo hộ bất hợp lý tạo nên tính ỷ lại của doanh nghiệp, giảm áp lực đối với đổi mới công nghệ; môi trường kinh doanh chưa bìnhđẳng giữa các thành phần kinh tế; cơ chế bao cấp, những đặc quyền do các doanh nghiệp Nhà nước và sự bất ổn định trong cơ chế chính sách.

b. Khu vực doanh nghiệp tư nhân

Khác với khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân có động cơ thúc đẩy đầu tư đổimới công nghệ mạnh mẽ hơn, không

Một phần của tài liệu phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.DOC (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w