I. THỰC TRẠNG ĐẦUTƯ ĐỔIMỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA
5 Nguồn: Vụ kinh tế Công nghiệp
đang đầu tư mạnh mẽ để đổi mới công nghệ tuy nhiên kết quả còn chưa khả quan lắm, điện sản xuất tăng 15,4%, thuỷ sản chế biến tăng 15,9%; sữa hộp 15,2%, quần áo may sẵn 14,8%; xe máy 11,7%; quạt điện dân dụng tăng 2,5% so với vùng vày.
1.2. Trong nông nghiệp
Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng một cách sáng tạo. Một số công nghệ mới đã và đang được áp dụng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp như công nghệ tạo giống mới, công nghệ canh tác mới, kỹ thuật nuôi. Đầu tư đổi mới công nghệ đã bước đầu góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Ví dụ, năng suất lúa tăng từ 42,2 tạ/năm lên 48,2 tạ/ha năm 2004; năng suất ngô tương ứng từ 27,5 tạ/ha lên 34,9 ta/ha; sản lượng sữa tươi tăng từ 51,4 nghìn tấn năm 2000 lên 151,3 nghìn tấn năm 2004; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tương ứng từ 589,6 nghìn tấn lên 1155,6 nghìn tấn6. Công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, công nghệ chế biến gỗ, chế biến gạo.v.v… đã bắt đầu được chú trọng đổi mới. Một số doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất mỳ chính từ nguyên liệu sẵn doanh nghiệp thuộc ngành sữa và doanh nghiệp tinh luyện dầu thực vật đã đầu tư công nghệ tương đối hiện đại. Khoảng 70% số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, tạo ra sản phẩm cạnh tranh được với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những tiến nbộ nhất định nhưng nhìn chung, ngành vẫn chưa thoát khỏi phương thức sản xuất cũ và lạc hậu.
1.3. Trong lĩnh vực dịch vụ
Mặc dù là ngành có năng lực công nghệ còn rất khiêm tốn so với thế giới, ngành bưu chính viễn thông đã có tốc độ đã có tốc độ đổi mới công nghệ tương đối nhanh. Sau chiến lược tăng tốc viễn thông (1990 - 2000), ngành đã có một số cơ sở hạ tầng viễn thông tương đối hiện đại với hệ thống truyền dẫn vệ tinh, cáp quang và vi ba sổ trái rộng ra cả nước và kết nối quốc tế, các dịch vụ viễn thông và internet, cố định và di động ngày càng
phát triển và đa dạng Việt Nam đang là nước đứng thứ năm Châu Á về công nghệ thông tin, đứng đầu trong tốc độ tăng thuê bao internet từ 17.000 thuê bao năm 1999 lên 250.000 năm 2002 và tính tới tháng 8/2003 là gần 500.000 người7. Số người sử dụng internet vào khoảng gần 2 triệu - với dân số Việt Nam vào thời điểm này, đạt tỷ lệ 2,51%. Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với mức bình quân trên toàn thế giới 9,37%. Việt Nam hiện đang xếp thứ bảy tại khu vực trong các lĩnh vực điện thoại di động, internet, điện thoại cố định…Nhưng lại có mức tăng trưởng cũng như có thị trường viễn thông phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đạt 32,5% giai đoạn 1995 - 2000. Tổng số thuê bao điện thoại cố định tại Việt Nam tính đến tháng 8/2003 đạt gần 6,4 triệu, với mức tăng hàng năm 20% - 40%. Mật độ sử dụng điện thoại tăng từ 1 máy trên 1 người dân năm 1995 lên đến 8 máy trên 100 người dân vào năm 20048. Tổng số thuê bao di động tăng nhanh vào khoảng 1,9 triệu với mật độ là 2,47 máy hoặc trên 100 người dân. Những tiến triển bộ trên chủ yếu nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, nhờ sức ép mở cửa thị trường bên ngoài và vị thế độc quyền đặc thù của ngành.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và so với nước khác trên thế giới, đầu tư đổi mới công nghệ ở Việt Nam còn thấp. Đầu tư chung khoa học công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,45% so với GDP trong khi tỷ trọng này tại các nước đạt khoản 1 - 2%. Trong tổng số vốn đầu tư đó, đầu tư cho đổi mới công nghệ lại càng ít hơn.
Bảng 1: Đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ
(Theo giá thực tế)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
Đầu tư cho KH & CN (tỷ đồng) 1882,8 1935,5 691,5 1117,4 1300,0 Trong đó NSNN (tỷ đồng 1881,7 1902,6 397,9 836,5 1000,0 Tỷ trọng NSNN so với tổng đầu tư (%) 99,9 98,3 57,5 74,9 76,9
Nguồn: Tổng cục tống kê
Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu tập trung vào ứng dụng tiến bộ công nghệ đã có và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài mà