Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Công ty cổ phần giao nhận Phương Đông OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế’.DOC (Trang 27 - 30)

nghiệp giao nhận vận tải ở Việt Nam.

Có ba yếu tố khiến các doanh nghiệp giao nhận vận tải ở Việt Nam cần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh hiện nay:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận nhằm là tăng năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là khi xắp tới thời điểm mở cửa thị trường giao nhận vận tải của Việt Nam vào năm 2009. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình nhằm làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận ở Việt Nam không ít, có tới hàng ngàn doanh nghiệp. Tuy nhiên thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam với chỉ chiếm 18% trong tổng nhu cầu về giao nhận và logistic ở nước ta, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với sức cạnh tranh kém hơn nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài. Xu hướng trong những năm tới chắc chắn sẽ diễn ra theo hai chiều hướng: Một là, các doanh nghiệp Việt Nam liên minh liên kết để trở thành những doanh nghiệp lớn với sức cạnh tranh lớn hơn nhiều so với hoạt

động riêng rẽ. Hai là, các doanh nghiệp còn sống sót sẽ phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Để nâng cao sức cạnh tranh của ngành đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ từ phía chính phủ và doanh nghiệp.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận hàng hóa giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, khi các hoạt động xuất- nhập khẩu ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, do vậy đòi hỏi theo đó là sự hoàn thiện của các dịch vụ hỗ trợ đầu vào (Input support services) và các dịch vụ hỗ trợ đầu ra (Output support services), trong đó dịch vụ giao nhận hàng hóa và cao hơn là dịch vụ logistic cần ngày càng hoàn thiện. Khi các dịch vụ giao nhận ngày càng được chuyên môn hóa, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất- nhập khẩu ngày càng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Các doanh nghiệp xuất –nhập khẩu sẽ mất ít thời gian và chi phí trong việc giao nhận hàng hóa so với tự họ đứng ra đảm nhiệm. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận ngoài việc đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp giao nhận còn giúp ra tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc các ngành khác, do vậy làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải và logistic còn góp phần đáng kể vào việc điều tiết cán cân thương mại và làm tăng GDP của đất nước . Điều này là do chi phí cho các hoạt động giao nhận và vận tải chiếm phần không nhỏ trong tổng chi phí của một hàng hóa. Hiện nay thị trường béo bở này đang do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh là chủ yếu, do vậy hàng năm chúng ta phải bỏ ra một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa. Điều này gây ra bất lợi trong cán cân thương mại của nước ta. Do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh giao

nhận của các doanh nghiệp của Việt Nam trở lên cấp thiết, nhằm đem lại nguồn thu cho nền kinh tế, tránh tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY OEC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Công ty cổ phần giao nhận Phương Đông OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế’.DOC (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w