Ứng dụng của CAPM

Một phần của tài liệu Mô hình lựa chọn kỳ hạn và thời kỳ ước lượng lợi suất – Ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2).DOC (Trang 36 - 38)

II. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

4.Ứng dụng của CAPM

4.1. Phân tích rủi ro của tài sản, danh mục

Ta có mô hình hồi quy đơn:

i M i i i R R =γ +β * +ε Trong đó: γi =(1−βi)*Rf 2 i

σ : tổng rủi ro của tài sản i, 2 2 2 2

i M i i β σ σε σ = + 2 2 M iσ

β : rủi ro hệ thống của tài sản i (rủi ro thị trường)

2

ε

σ : rủi ro riêng của tài sản i (rủi ro phi hệ thống)

Đối với tài sản hoặc danh mục đầu tư có rủi ro riêng ta có thể giảm bớt bằng cách đa dạng hoá.

Vậy việc phân tích rủi ro tài sản hay danh mục là xác định phần rủi ro hệ thống và rủi ro riêng trong tổng rủi ro của tài sản hay danh mục, để xem

xét xem phần nào ảnh hưởng tới tổng rủi ro lớn hơn nhằm xác định các tài sản nên đầu tư và đa dạng hoá tốt danh mục đầu tư.

4.2. Tính hệ số α của tài sản, danh mục

ACT

R : lợi suất thực hiện khi nắm giữ tài sản hoặc danh mục tương ứng sau một chu kỳ đầu tư.

i

R : lợi suất kỳ vọng khi nắm giữ tài sản hoặc danh mục tương ứng trong một chu kỳ đầu tư.

Sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế:

) ( M f i f ACT i ACT i =RR =RR −β RR α Nhận xét

Nếu hệ số αi=0 thì tài sản hoặc danh mục được định giá đúng theo

CAPM.

Nếu hệ số αi > 0 thì tài sản hoặc danh mục được định giá thấp theo

CAPM  nhà tư vấn khuyên khách hàng nên mua.

Nếu hệ số αi < 0 thì tài sản hoặc danh mục được định giá cao theo

CAPM  nhà tư vấn khuyên khách hàng nên bán.

Kết luận

Mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM) mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Nói một cách khác, đây là mô hình định giá cho những chứng khoán có nguy cơ rủi ro. CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm đối với các nhà đầu tư vì chúng không thể loại bỏ được bằng biện pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư. Đặc biệt CAPM cho biết lợi suất ước tính của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư được xác định bằng lợi suất của chứng khoán không rủi ro cộng với một phụ phí bù đắp rủi ro. Trong CAPM, phụ phí rủi ro được xác định bằng cách nhân mức độ rủi ro β với

chêng lệch lợi suất kỳ vọng của thị trường và lợi suất của chứng khoán (E(RM) – Rf). Phụ phí này được gọi là “phần bù rủi ro”.

Một đóng góp cụ thể hơn nữa của mô hình là hệ số đo lường bêta (β). Mặc dù CAPM chưa mô tả hoàn toàn chính xác nhưng có thể nói rằng hệ số bêta là một thành phần mô tả rõ ràng về rủi ro của một tài sản và là một yếu tố quyết định quan trọng của lợi suất kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Mô hình lựa chọn kỳ hạn và thời kỳ ước lượng lợi suất – Ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2).DOC (Trang 36 - 38)