Theo quy định tại Pháp lệnh trọng tài, cũng như từ kết luận thực tế, Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xửnếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn Trọng tài để
giải quyết tranh chấp, phải một thỏa thuận trọng tài cụthể, rõ ràng và theo đúng quy định của Pháp luật và Quy tắc tốtụng Trọng tài của TTTT.
Như vậy, nếu không quy định cẩn thận thì việc xử lý sẽ lâm vào bế tắc. Một số
khả năng thường xảy ra như sau:
- Điều khoản trọng tài và luật xét xử không rõ ràng.
- Xem nhẹ và không hiểu được ý nghĩa pháp lý của việc lựa chọn cơ quan tài
phán.
- Chọn thẩm quyền xét xử là Tòa án một nước nhưng lại yêu cầu phải tuân thủ
Sự không thận trọng đối với điều khoản trọng tài được thể hiện qua 1 số ví dụ:
- TACC và TSUNG
Đầu năm 2000, Công ty TACC ở Việt Nam cho thương nhân nước ngoài Tsung thuê tàu LS chở lô hàng nông sản từ Việt Nam đi cảng Busan – Hàn Quốc.
Hợp đồng thuê tàu quy định người thuê phải đảm bảo cầu cảng dỡ an toàn. Điều
khoản trọng tài của hợp đồng ghi rõ: “Nếu có tranh chấp bằng trọng tài sẽ tiến hành
ở Singapore và áp dụng luật Anh” (Arbitration in Singapore and English law to
apply).
Theo thông lệ Quốc tế, điều khoản trọng tài như trên là không thể thực hiện, do không quy định rõ các yếu tố cụ thể về tên, địa chỉ, đồng thời lại dẫn chiếu sai
nguồn luật
Thực tế chứng minh, khi xảy ra tranh chấp, TACC đã hoàn toàn không thể làm gì Tsung và chấp nhận chịu tổng thiệt hại là 12.000USD
Cũng tương tự như vậy, với một điều khoản rất chung chung với nội dung
như sau: “mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bởi trọng tài Việt Nam”. Điều khoản này có trong hợp đồng những không có giá trị: Không quy định rõ hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài (Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, các tổ chức trọng tài kinh tếthuộc các tỉnh và thành phốcủa Việt Nam hay là một tổchức trọng tài Quốc tế khác như ICC, SIAC, HKIAC,...). Quy định “tại Việt Nam” trên đây được hiểu là
điểm xét xửcủa trọng tài mà thôi.
Như vậy việc quy định đối với điều khoản trọng tài đòi hỏi phải chặt chẽvà chi tiết, cần chỉ định cụthể tổchức, cũng như quy chế xét xử. Tính đến thời điểm hiện tại, theo khảo sát thì ở Việt Nam có 07 TTTT(3) chủyếu tập trung tại Hà Nội và TP HồChí Minh
2.6.3 Vấn đề xác định thẩm quyền xét xửvà giải quyết tranh chấp.
Đây là nội dung tranh chấp thường gặp khi mua hàng theo điều kiện CIF, quy
định về trọng tài giải quyết tranh chấp giữa người thuê tàu và chủ tàu, trong khi tranh chấp thực tếlại xảy ra giữa bên nhận hàng và chủtàu.
Thực tế ở Việt Nam đã có nhưng trường hợp khi xảy ra tranh chấp, các chủ thể nước ngoài không đồng ý giải quyết sự việc tại Việt Nam hay không chấp nhận lệnh
trọng tài hoặc tòa án Việt Nam vì họ viện dẫn quy định của hợp đồng để lập luận.
Quay trở lại ví dụ giữa hãng tàu CHER và VSC của Việt Nam.
Khi nhận được phán quyết của Toà án Hải Phòng, chủ tàu lập luận rằng nếu
chủ hàng muốn kiện phải theo đúng hợp đồng thuê tàu và vận đơn là "Mọi tranh
chấp liên quan đến hợp đồng thuê tàu này phải được xem xét và giải quyết bằng
Trọng tài hàng hải Moscow theo luật Nga". Tòa án Hải Phòng đã bác bỏ lập luận
này và ra quyết định cưỡng chế chủ tàu phải giao số hàng còn lại cho người nhận. Tương tự, tháng 8/1995, tàu Asena treo cờ Panamacủa chủ tàu Kory Shipping chở hơn 21.000 tấn xi măng đóng bao từ Triều Tiên tới Đà Nẵng. Khi đến nơi, một
số lượng lớn xi măng bị ướt do nước biển và nước mưa do tàu không đủ khả năng đi
biển. Với tư cách chủ hàng và là người mua, Artexport đã thuê giám định và đòi chủ
tàu bồi thường thích đáng. Chủ tàu lẩn tránh trách nhiệm và vì vậy chủ hàng khởi
kiện tại tòa án Quảng Nam –Đà Nẵng yêu cầu bắt giữ tàu.