Các nhân tố tác động đến kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại BVHN 1 Về công tác quản lí nhà nước.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG.DOC (Trang 49 - 51)

1. Về công tác quản lí nhà nước.

Song song với các hoạt động kinh doanh, căn cứ vào nghị định 100/CP Bộ tài chính đã triển khai toàn diện công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, thể hiện ở việc từng bước hoàn thiện môi trường pháp lí, thiết lập một thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh. Công tác quản lí nhà nước đã chú trọng tới tăng cường khả năng tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tích luỹ vốn để tái đầu tư, đảm bảo cho hoạt động ổn định của thị trường. Cũng trong thời gian qua, Bộ tài chinh đã tiến hành kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm, văn phong đại diện của các công ty bảo hiểm thực hiện đúng những qui định của pháp luật, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm, xử lí các vi phạm và vướng mắc phát sinh.

Nói tóm lại, nghị định 100/CP và các văn bản pháp qui khác có liên quan đã bước đầu hình thành được môi trường pháp lí thuận lợi, thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển và ổn định, tăng cường công tác quản lí nhà nước với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đẩy nhanh tiến độ hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trong năm 2000, quốc hội đã thông qua dự thảo luật kinh doanh bảo hiểm, đây là cơ hội để các thành phần kinh tế có thể tham gia vào hoạt động ở lĩnh vực bảo hiểm và nó thu hút sự chú ý của tất cả các công ty bảo hiểm. Trứoc đây chỉ có các văn bản dưới luật điều chỉnh mà chưa có một luật nào cụ thể và hoàn chỉnh để thúc đẩy nghành bảo hiểm Việt Nam phát triển. Luật kinh doanh bảo hiểm đi vào thực tiễn sẽ thúc đẩy nghành bảo hiểm Việt Nam đã sôi động lại càng sôi động hơn. Trong nền kinh tế, nghành bảo hiểm đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với quá trình đổi mới của đất nước, chính vì vậy chính phủ đã hết sức quan tâm đầu tư và có những ưu đãi đối với nghành bảo hiểm.

Trong khi nền kinh tế đang trong thời kì quá độ chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam khởi sắc một cách nhanh chóng, đời sống kinh tế của người dân Việt Nam được nâng lên khá rõ rệt. Sự khởi xướng chuyển đổi của đảng đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người dân cũng được cải thiện, các nguồn thông tin về kinh tế-xã hội được cung cấp đến từng thôn, xóm làng vì thế nó góp phần tạo diều kiện mở mang dân trí.

Xã hội ngày càng có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của bảo hiểm và tác dụng của việc mua bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn tiềm năng rất lớn, đây là cơ hội cho các công ty bảo hiểm. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, do vậy sẽ có nhiều công ty nước ngoài vào kinh doanh. Cơ sở vật chất hạ tầng cần phải đảm bảo và không ngừng được đầu tư,khi một công trình xây dựng có giá trị lớn thì không có kí do gì để chủ sở hữu của nó lại không đặt vấn đề bảo hiểm cho khối tài sản này. Nhất là các công ty nước ngoài lại có thói quen mua bảo hiểm cho nên việc khai thác sẽ dễ dàng hơn. Như vậy để thị trường bảo hiểm tăng trưởng và phát triển, các công ty bảo hiểm cần phải tăng cường hoạt động tuyên truyền- quảng cáo.

3. Đối thủ cạnh tranh

Xét một cách tổng thể đối thủ cạnh tranh của một công ty bao gồm tất cả các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường. Mục tiêu cuối cùng của các công ty chính là lợi nhuận do vậy các chính sách của họ tập trung vào công việc thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt.

Mỗi công ty đều có điểm mạnh riêng của mình, đối với Bảo Việt Hà Nội thì điểm mạnh nổi bật nhất chính là hình ảnh của công ty đã rất quen thuộc với khách hàng Việt Nam. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Bảo Việt vẫn chiếm phần lớn thị phần trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng tại Việt Nam. Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh của Bảo Việt đó là khách hàng của công ty chính là các chủ sở hữu của công ty và ngoài ra các công ty này còn có sự tham gia của các ngân hàng.

Điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nội địa của Bảo Việt chính là sự "sinh sau đẻ muộn" do đó họ khó giành được khách hàng của Bảo Việt nếu họ không dùng chính sách hạ giá, tăng hoa hồng. Hơn nữa, phạm vi phân phối của của họ rất ít trên địa bàn Hà Nội gây chậm trễ trong việc khai thác, bồi thường. Các công ty bảo hiểm của Việt Nam mới ra đời có điểm yếu là thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh. Cuối cùng, các công ty cạnh tranh

của Bảo Việt còn có điểm yếu là chúng chỉ phân phối ở các thành phố, tỉnh có nhu cầu bảo hiểm mạnh. Như vậy nếu một khách hàng mua boả hiểm ở Hà Nội mà khách hàng này lại gặp rủi ro ở nơi khác thìh việc giám định và xét giải quyết bồi thường sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhất là trong nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, tất cả các hợp đồng bảo hiểm xây dựng đều do tổng công ty mua, trong khi đó tổng công ty thường được đóng trụ sở tại Hà Nội mà công trình của họ rãi rác ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt những công trình lớn thường được xây dựng ở những vùng cao, hẻo lánh (thuỷ điện, cầu cống, đê đập...)

II. Một số kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội nhằm nâng

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG.DOC (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w