Vệ sinh thùng lên men

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập về công ty bia Hải Phòng.DOC (Trang 30 - 32)

1. Mục đích là để loại bỏ các mốc, các vi khuẩn, các chất đắng và tinh dầu của hoa Houblon để giảm sự ảnh hưởng của chất lượng bia sau này

2. Cách tiến hành

- Sau khi thu hồi hết CO2, xả áp lực tăng về 0

- Phun rửa xả tank bằng nước trong thời gian 10 ph

- Tuần hoàn dung dịch Trimeta 2% trong thời gian 50 ph đối với tank lên men, 30 ph đối với tank chứa bia thành phẩm

- Phun rửa, xả tank bằng nước với thời gian 15 ph

- Thu hồi dung dịch về bồn chứa, xả hết nước ở tank đã được vệ sinh. Quy trình vệ sinh đã được hoàn thành để chuẩn bị cho những lần lên men tiếp theo. Chú ý: Thời gian Cip tank lên men : 90 ph

Thời gian Cíp tank thành phẩm : 70 ph

Nồng độ dung dịch Trimeta và Ocxonia phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đúng tỉ lệ và hiệu quả của việc Cip.

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH LỌC TRONG BIA.

I. Mục đích

Mục đích chính của quá trình lọc trong Bia là loại bỏ nấm men, các hạt phân tán cơ học, chất Protein – polyphenol, nhựa đắng và nhiều loại hạt nhỏ li ti khác vẫn còn lại trong bia sau quá trình lên men phụ nhằm làm tăng độ bền của Bia, tăng thời gian bảo quản và tính chất cảm quan của chúng khi lưu hành trên thị trường.

II. Cơ sở lý thuyết

Trong quá trình lên men phụ và tàng trữ, bia đã được làm trong một cách tự nhiên nhưng chưa đạt tới mức độ cần thiết. Màu đục của bia được lý giải bằng sự hiện diện của nấm men, của các hạt phân tán cơ bản, của các hạt dạng keo, của phức chất protein – polyphenol, của nhựa đắng và của nhiều loại hạt li ti khác. Tất cả các cấu tử này sẽ góp phần làm giảm độ bền của bia nếu chúng cứ tồn tại trong đó. Vì vậy, muốn làm tăng độ bền của bia, với mục đích là làm tăng thời gian bảo quản khi chúng lưu hành trên thị trường, cần phải loại bỏ những cấu tử gây đục cho bia, bằng phương pháp nhân tạo. Có hai giải pháp để làm trong bia: lọc và li tâm

Nguyên tắc lọc bia được xây dựng trên hai quá trình

- Giữ chặt bằng lực cơ học tất cả các hạt có kích thước lớn hơn kích thước lỗ hổng của vật liệu lọc.

- Hấp phụ các hạt có kích thước bé hơn, thậm chí các hạt hoà tan dạng keo và các hạt hoà tan phân tử. Độ trong lấp lánh của bia đạt được là nhờ có quá trình thứ hai này.

Hiệu quả của quá trình hấp phụ, phụ thuộc trước hết vào bản chất của chất hấp phụ, sau đó là thời điểm trong quá trình lọc

Lọc bia luôn luôn dẫn đến sự hao phí về khối lượng và hao phí về CO2, mặc dầu quá trình đó được thực hiện trong hệ thống hoàn toàn kín. Sự hao phí CO2 có thể giảm bớt được bằng cách trước lúc lọc, bia được làm lạnh đến 0oC. Giải pháp này có một điểm rất hay là tạo trước cho bia điều kiện gây đục ở nhiệt độ thấp, có như vậy sau này hiện tượng này sẽ không lặp lại.

Ly tâm là phương pháp thứ hai thường được sử dụng trong sản xuất để làm trong bia. Việc tách các hạt phân tán ra khỏi pha lỏng, hoàn toàn mang tính chất cơ học. Chính vì vậy mà sự thay đổi về thành phần và tính chất của bia sau khi ly tâm là hầu như không đáng kể. Ngoài ra, giải pháp ly tâm còn có một ưu điểm nữa là sự thuận tiện về mặt cơ khí khi làm việc.

Để làm trong bia, người ta tiến hành lọc để loại bỏ tạp chất và men để bia được trong suốt và vẫn giữ được lượng CO2, các chất hoà tan cần thiết. Quá trình lọc bia được tiến hành trong các thiết bị lọc và đều có chung nguyên lý là tạo áp suất để đẩy bia qua màng lọc để màng lọc giữ lại những tạp chất và men ở trên màng còn bia đi qua màng trở thành bia trong.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập về công ty bia Hải Phòng.DOC (Trang 30 - 32)