III. TRÒ CHƠI LƯỢNG GIÁ
1. Chặt chẻ mạnh : Giải thích chi tiết các nguyên tắc lúc bắt đầu và buộc cách ọc viên tuân theo các nguyên t ắc này một cách cứng nhắc.
2. Chặt chẻ : Thông báo các nguyên tắc lúc bắt đầu và buộc họ tuân theo các nguyên tắc một cách chặt chẻ.
3. Bình thường : Cho biết tổng quan về các nguyên tắc và cho biết cần tuân theo một cách linh hoạt.
4. Buông lỏng : Giải thích các nguyên tắc chỉ khi cần thiết và áp dụng nó một cách thoải mái.
5. Rất buông lỏng : Xác lập các nguyên tắc theo tiến trình và sử dụng nó một cách tùy tiện.
TỐC ĐỘ : Làm thế nào hoạt động của nhóm nhỏđược thể hiện nhanh hay nhàn rỗi ?
1. Nhanh nhất : Thường xuyên thúc ép các học viên và áp đặt giới hạn thời gian chặt chẻ.
2. Nhanh : Duy trì hoạt động theo tốc độ khá nhanh. 3. Bình thường : Duy trì hoạt động theo tốc độ thoải mái. 4. Chậm : Duy trì hoạt động theo tốc độ chậm.
5. Rất chậm : Thường xuyên làm chậm hoạt động lại.
Mối tương tác : Làm thế nào các thành viên của nhóm tương tác với nhau ?
1. Hợp tác mạnh : Duy trì mức độ hợp tác cao bằng cách quan tâm đến những cản trở.
2. Hợp tác : Không quan tâm đến thành tích và khuyến khích học viên giúp đỡ lẫn nhau.
4. Cạnh tranh : Duy trì thành tích và khuyến khích các học viên phải làm tốt hơn đối thủ.
5. Cạnh tranh mạnh : Khuyến khích cạnh tranh gay gắt bằng cách thường xuyên chỉ ra thắng điều quan trọng nhất và thông báo phần thưởng sẽđược dành cho người thắng cuộc.
Trọng tâm : Cái gì quan trọng hơn, tiến trình tích cực hay kết quả hiệu năng ? 1. Quan tâm đến tiến trình mạnh : Duy trì hoạt động lý thú, vui và sáng tạo. 2. Quan tâm đến tiến trình : Duy trì hoạt động vui vẻ.
3. Bình thường : Duy trì sự cân đối giữa tiến trình vui vẻ và kết quả hiệu năng. 4. Quan tâm đến kết quả : Không quan tâm đến tính chất vui vẻ của hoạt động mà
quan tâm đến hoàn thành công việc.
5. Quan tâm đến kết quả mạnh : Thường xuyên nhấn mạnh đến các mục tiêu, kết quả và đầu ra của hoạt động.
Mối quan tâm : Chúng ta quan tâm đến điều gì nhiều nhất về cá nhân hay các nhu cầu ?
1. Quan tâm đến cá nhân mạnh : Quan tâm đến nhu cầu cá nhân và không chú ý đến nhu cầu của nhóm.
2. Quan tâm đến cá nhân : Quan tâm chút ít đến nhu cầu cá nhân hơn là nhu cầu của nhóm.
3. Bình thường : Duy trì sự cân đối giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu của nhóm. 4. Quan tâm đến nhóm : Quan tâm một ít đến nhu cầu của nhóm hơn là nhu cầu
cá nhân.
5. Quan tâm đến nhóm mạnh : Quan tâm đến nhu cầu của nhóm và không chú ý đến nhu cầu cá nhân.
Kiểm soát : Các thành viên của nhóm tìm sự hướng dẫn và tính hiệu lực ởđâu ?
1. Ở bên trong nhiều hơn : Thể hiện vai trò khiêm tốn. Để cho nhóm quyết định những gì có lợi cho họ.
2. Bên trong : Thể hiện vai trò phía sau. Tránh đưa ra gợi ý và phản hồi. 3. Bình thường : Duy trì sự cân đối giữa tham gia và tránh né trong hoạt động
nhóm.
4. Bên ngoài : Thể hiện vai trò tư vấn. Đưa ra những gợi ý và phản hồi.
5. Bên ngoài nhiều hơn : Thể hiện vai trò lãnh đạo. Cung cấp lời khuyên có tích chất quyền lực và đánh gía.
Khi một người mới vào nghề hỏi tôi : “ Tôi có thể duy trì hoạt động của nhóm theo tốc độ nhanh hoặc chậm ?”. Tôi thường trả lời :”Vâng.” Cách duy trì phù hợp một hoạt động theo 6 khuynh hướng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng và thành phần học viên và cơ cấu và mục tiêu của hoạt động.
Bí quyết của thông hoạt nhóm hiệu quả là nên có khuynh hướng rõ rệt. Nó được thực hiện bằng cách duy trì sự cân đối giữa hai thái cực của mỗi khuynh hướng. Tiếc rằng, “ cân đối” nằm trong cách nhìn của các học viên hơn là thực thể bên ngòai. Hơn nữa, cân đối giữa hợp tác và cạnh tranh có thể khác nhau một cách mạnh mẻ giữa một nhóm ở TP. Hồ Chí Minh và một nhóm ở HàNội, hoặc giữa một nhóm các nhà quản lý và một nhóm nhân viên kỹ thuật trong cùng một tổ chức.
Bước thứ nhất là xác định rõ ràng các khuynh hướng nhằm để tránh những thái cực ( mức độ 1 và 5 ). Ngoài ra bạn có thể dùng các chiến thuật đa dạng để tăng hoặc giảm các yếu tố trong mỗi khuynh hướng. Ởđây có hai mẫu chiến thuật cho mỗi yếu tố :
Thắt chặt cơ cấu…
Bắt đầu với một giải thích chi tiết các nguyên tắc của hoạt động. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các nguyên tắc này. Cung cấp một bản in sẳn các nguyên tắc cho mỗi học viên. Thường xuyên tham khảo các nguyên tắc đó.
Nới lỏng cơ cấu…
Nhận biết rằng các học viên sẽ rối từ lúc đầu. Đảm bảo với họ rằng không tuyệt đối phải theo sát các nguyên tắc. Không trình bày tất cả các nguyên tắc vào lúc đầu. Giới thiệu các nguyên tắc nếu và chỉ khi họ cần.
Tăng tốc độ…
Bắt đầu hoạt động một cách nhanh chóng và cho nó tiến hành nhanh. Thông báo giới hạn thời gian.
Giảm tốc độ…
Thông báo yêu cầu thời gian tối thiểu. Neu một học viên hoặc một ê-kíp làm xong công việc của họ trước thời hạn, nhấn mạnh việc kiểm tra lại. Giới thiệu một nguyên tắc kiểm soát chất lượng để trừng phạt các học viên cẩu thả trong ý tưởng hoặc thực hiện sản phẩm.
Gia tăng cạnh tranh…
Sử dụng hệ thống bản điểm để khen thưởng thành tích tốt. Thỉnh thoảng thông báo và so sánh các điểm của các cá nhân hay ê-kíp khác nhau. Thưởng ê-kíp thắng trong trò chơi bằng một món quà.
Gia tăng sự hợp tác…
Giảm mâu thuẩn nơi các học viên và gia tăng mâu thuẩn giữa các học viên và những điều ràng buộc bên ngoài ( ví dụ giới hạn thời gian). Sử dụng nhiều tiêu chí để xác định người thắng cuộc : Thưởng cho cá nhân hay nhóm làm nhanh, có chất lượng, hiệu quả, trôi chảy, sáng tạo, mới lạ.
Gia tăng mối quan tâm về tiến trình…
Thể hiện thủ tục vui vẻ hơn bằng cách giới thiệu các yếu tố của trò chơi như thưởng điểm và cơ hội. Từng lúc, ngưng lại và thực hiện kiểm tra. Hãy để cho học viên có đề nghị thay đổi hầu cho hoạt động được thích thú hơn.
Gia tăng mối quan tâm đến kết quả…
Sử dụng hệ thống điểm để thưởng cho cá nhân hoặc nhóm có thành tích. Ngưng tiến trình và thảo luận các kết quả mong đợi.
Chú ý hơn các nhu cầu của cá nhân…
Nếu các học viên có nhiều trình độ khác nhau về kỹ năng hay kiến thức, nên tổ chức chia họ thành nhóm nhỏ tương đối ngang sức. Khuyến khích những người nhút nhát tham gia nhiều hơn bằng cách cho họ thêm thông tin và trách nhiệm.
Chú ý hơn các nhu cầu của nhóm…
Nhận diện các học viên có ảnh hưởng và giao thêm vai trò cho họ ( như tính điểm hay ghi chép ) để chuyển hướng năng sự hăng say của họ.
Giải thích vai trò của bạn như là người thông hoạt ( facilitator ) hơn là người lãnh đạo hay một chuyên gia. Khi các học viên hỏi bạn về thủ tục ( như “ Chúng ta làm gì kế tiếp ? ), bạn nên chuyển câu hỏi đó cho nhóm với câu hỏi như “ Các bạn muốn làm gì sau đó ?”
MỘT MẪU THÔNG HOẠT HIỆU QUẢ.