Trai khổng lồ (giống Tridacna)

Một phần của tài liệu miền nam việt nam sức mạnh của sông mê kông - eleanor j. sterling (Trang 29 - 30)

Chín loài trai khổng lồ thuộc họ Tridacnidae là các loài thân mềm hai mảnh vỏ lớn nhất. Đây là một nhóm cũng bao gồm hàu, trai và điệp và chúng là một thành phần đặc trưng của các rạn san hô trong khu vực nhiệt đới Indo-Thái Bình Dương. LoàiTridacna gigas

có thể sống tới 40 năm, dài 1.4m và nặng 265kg. Hai loài phân bố trong các rạn san hô của Việt Nam,T.squamosaT.maximacó kích thước nhỏ hơn, có chiều dài lớn hơn 31cm. Áo (các nếp gấp bên ngoài của mô thân hở ra khi con trai mở nắp) của hai loài này có màu sắc sặc sỡ, thường có đốm màu xanh da trời và mà xanh lá cây.

Giống như phần lớn họ hàng thân mềm của chúng, các loài trai khổng lồ chủ yếu ăn các mảnh vụn và các sinh vật rất nhỏ được lọc từ nước. Chúng cũng là vật chủ của loài tảo sống cộng sinh gọi là tảo cộng sinh sống trong áo của trai. Các loài tảo này cũng có khả năng quang hợp và là một nguồn thức ăn cho trai. Để đổi lại, chúng được bảo vệ nhờ sống trong vỏ trai cứng. Có lẽ có thể có nhiều loài tảo cộng sinh sống trong một con trai khổng lồ, mặc dù chúng có lẽ sẽ cạnh tranh nhau để chiếm chỗ. Điều này có thể cho phép trai thích nghi với các mức độ ánh sáng khác nhau vì mỗi loài tảo cộng sinh có sở thích về ánh sáng khác nhau. Vì quang hợp cần ánh sáng, các loài thuộc họ này có phân bố giới hạn ở vùng nước nông, thường sống ở phía trên cùng của các rạn san hô. Có lẽ

là chúng có thể hướng các thùy hở ra thuộc vùng áo của chúng để tăng tối đa sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giống như cây có thể hướng lá của nó. Các loài khác sống trong trai khổng lồ bao gồm một số loài tôm và một loài ốc ký sinh.

Các loài của họ này lưỡng tính, có nghĩa là chúng sở hữu các cơ quan sinh dục của cả hai giới và giải phóng cả tinh trùng và trứng vào nước. Trứng đã thụ tinh trở thành ấu trùng (giai đoạn chưa trưởng thành) và phát tán tự do trong nước. Sau một vài ngày, các ấu trùng này bắt đầu định cư và bắt đầu có hình dạng bên ngoài giống con trai. Sau một tuần nữa, chúng không di chuyển nữa và trong nhiều năm phát triển thành trai khổng lồ. Phân bố của các loài trai ở Việt Nam vẫn còn ít được biết đến mặc dù chúng có thể có phân bố quanh đảo Phú Quốc và Côn Đảo. Trên thế giới chúng có phân bố rộng kéo dài từ biển Đỏ và Đông Phi đến phía Tây của Thái Bình Dương.

Các nền văn hóa ở Thái Bình Dương từ lâu đã sử dụng các loài trai này làm thức ăn, nhưng khai thác và các sức ép khác lên các quần thể gần đây đã tăng lên. Các môi trường sống ở rạn san hô của chúng đang bị đe dọa do khai thác san hô và các kỹ thuật đánh cá hủy diệt và vì lượng phù sa lắng đọng tăng lên do chặt rừng và phát tiển trên bờ làm giảm ánh sáng cần thiết cho quá trình quang hợp. IUCN xếp cả T. maximaT.

squamosavào loại có nguy cơ thấp - phụ thuộc vào các nỗ lực bảo vệ.

Một phần của tài liệu miền nam việt nam sức mạnh của sông mê kông - eleanor j. sterling (Trang 29 - 30)