lên qua mồm nằm ở phía dưới thân của nó. Nó thở bằng cách lấy nước qua cái lỗ nằm ở phía sau mắt và đẩy nước ra qua khe mang nằm ở phía dưới thân. Thân của nó là một cái đĩa mỏng, chiều dài hơi lớn hơn chiều rộng, có màu nâu đến màu xám ở phía trên và màu trắng ở dưới cùng với các vạch màu đen rộng, đặc trưng nằm xung quanh cạnh bên ngoài . Đuôi mỏng, giống như roi và dài hơn chiều dài cơ thể. Giống như tất cả các thành viên của họ này, cá bơn đẻ con và con non khi đẻ ra có đường kính khoảng 30cm. Cá bơn nước ngọt khổng lồ có lẽ là bị đánh bắt trực tiếp và ngẫu nhiên; các cá thể lớn được cắt thành các phần nhỏ và thịt tươi của nó được bán ở chợ. Nó cũng bị đe dọa do sự xuống cấp của môi trường sống (lắng đọng phù sa và ô nhiễm) và việc làm đập ngăn cản các phần khác nhau của quần thể gặp gỡ để sinh sản. Có bằng chứng cho thấy các quần thể cá bơn nước ngọt khổng lồ từ các vùng khác nhau, trong đó có Đông Dương, Indonesia và New Guinea có thể là các loài khác nhau. Điều này khiến các nỗ lực bảo tồn tại địa phương dọc theo sông Mê Kông càng trở nên quan trọng.
Động vật không xương sống
Các loài vùng nhiệt đới và sống ở khu vực đồng bằng chiếm ưu thế trong khu hệ động vật không xương sống của châu thổ sông Mê Kông, đặc biệt là những loài có thể thích nghi với các điều kiện bị biến đổi nhiều trong môi trường ẩm. Và cũng giống như ở các nơi khác của Việt Nam, nhóm này vẫn còn ít được quan tâm nghiên cứu. Điều này xảy
ra ngay cả khi mức độ đa dạng về động vật không xương sống của vùng châu thổ đóng một vai trò đáng kể cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Về mặt kinh tế, các loài động vật không xương sống ở biển quan trọng – trong đó có cua, tôm và thân mềm – được khai thác tự nhiên ở các vùng ven biển tại miền Nam của Việt Nam để ăn và đem bán. Chỉ mới gần đây việc định loại 2 loài cua bùn phổ biến bị khai thác với số lượng lớn từ vùng rừng ngập mặn tự nhiên mới được xác nhận (Scylla olivaceavàS.paramamosain). Các tài nguyên thiên nhiên hiện được bổ sung thông qua việc nuôi tôm đang được mở rộng rất nhanh và hầu như hoàn toàn để phục vụ xuất khẩu. Cả các loài bản địa và loài ngoại nhập đều được sử dụng và quan trọng nhất là loài tôm sú (Penaeus monodon) có phân bố tự nhiên ở Đông Phi, Philipin và Ôxtrâylia. Vào năm 2002, chỉ riêng tại Mỹ, Việt Nam xuất khẩu 45.000 tấn tôm có giá trị xấp xỉ 480 triệu đôla và con số này đã tăng lên gần gấp đôi vào nửa đầu năm 2003.
Mức độ đa dạng của động vật không xương sống cũng liên quan đến tình trạng của nông nghiệp ở khu vực. Một số loài côn trùng được biết đến nhiều nhất ở vùng châu thổ là châu chấu (họ Delphcaidae) và cào cào (họ Cicadellidae). Những nhóm ăn nhựa cây này là những nhóm gây hại nhiều cho lúa trên khắp thế giới, làm giảm sản lượng bằng cách ngăn chặn sự lưu thông của nhựa cây và truyền bệnh. Loài động vật không xương sống ngoại lai, ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) cũng là một loài gây hại nhiều cho lúa. Việc nghiên cứu đang được tập trung vào những loài động vật không xương sống là thiên địch của các loài gây hại mùa màng và có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sâu bệnh.