Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.DOC (Trang 25 - 30)

III. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

3.Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn

3.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên BCĐKT về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiên, người ta trình bày BCĐKT dưới dạng bảng cân đối báo cáo từ tài sản đến nguồn vốn. Sau đó so sánh số liệu cuối kỳ số với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc:

- Sử dụng nguồn vốn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn. - Nguồn vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn.

Cuối cùng tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tùy theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào một bảng biểu theo mẫu sau:

Đơn vị: Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng 1. Sử dụng vốn ... Cộng sử dụng vốn 2. Nguồn vốn ... Cộng nguồn vốn

Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng (giảm) đi bao nhiêu? Tình hình sử dụng vốn như thế nào? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Để từ đó, doanh nghiệp sẽ có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Ngoài việc phân tích diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn kinh doanh, trên thực tế người ta còn sử dụng phương pháp phân tích theo luồng tiền mặt. Phương pháp này dựa vào dòng tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ để so sánh với nhau. Sau đó xác định nguyên nhân làm thay đổi tăng (giảm) tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ dựa vào sự thay đổi trong từng chỉ tiêu của BCĐKT. Phương pháp phân tích này giúp ta xác định khả năng chuyển đổi vật tư, hàng hóa và tài sản thành tiền mặt trong kỳ.

3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Để tiến hành kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn; TSCĐ và đầu tư dài hạn. Để hình thành 2 loại tài sản này cần phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được

đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động ngắn hạn thường xuyên.

VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn ngắn hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn.

Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản.

Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0: Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, TSLĐ không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng. Ngược lại, khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn thì có nghĩa nguồn vốn thường xuyên > 0. Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tốt. Vốn thường xuyên = 0 có nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp rất lành mạnh.

Ngoài chỉ tiêu VLĐ thường xuyên, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn. Nhu cầu

Tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn B. TSCĐ và đầu tư dài hạn Nguồn vốn A. Nợ phải trả ngắn hạn B. Nợ trung, dài hạn C. Vốn chủ sở hữu. Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn VLĐ thường xuyên. Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn

VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn DN cần để tài trợ cho một phần TSLĐ bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn của DN không đủ đáp ứng nhu cầu VLĐ, DN buộc phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Ngược lại nếu nhu cầu VLĐ < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của DN.

Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo sự lành mạnh về tài chính DN, trước tiên phải có VLĐ thường xuyên ≥ 0 nghĩa là đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn.

3.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT.

Bước phân tích này không những chúng ta phải so sánh cuối kỳ với đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷ trọng mà chúng ta còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng.

Đầu tiên ta chuyển BCĐKT dưới dạng một phía theo hình thức BCĐ báo cáo. Trên dòng ta liệt kê toàn bộ tài sản và nguồn vốn đã được chuẩn hóa. Trên cột ta xác định số đầu năm, cuối kỳ theo lượng và tỷ trọng của từng loại so với tổng số và có thêm cột so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ cả về lượng và tỷ lệ phần trăm thay đổi. Sau đó tính toán, phân tích và đánh giá thực trạng về nguồn vốn và tài sản của DN theo những tiêu thức nhất định của xí nghiệp và ngành. Mẫu bảng phân tích kết cấu nguồn vốn và tài sản như sau:

Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm

trọng trọng trọng I. Tài sản

II. Nguồn vốn

3.4 Phân tích các nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của DN như thế nào, ngoài hệ thống các chỉ tiêu đã nêu ở phần chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu phân tích tài chính liên quan tới hiệu quả sử dụng vốn như:

- Hệ số cơ cấu ∑Vốn chủ sở hữu

nguồn vốn = --- ∑ Nguồn vốn

- Hệ số sinh lợi vốn Lợi nhuận sau thuế chủ sở hữu = ---

Vốn chủ sở hữu - Hệ số sinh lợi của Lợi nhuận sau thuế tài sản = --- ∑ Tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần TSCĐ = --- ∑Tài sản bình quân

Sau khi thành lập các chỉ số trên, DN có thể dựa vào các chỉ số đó để đánh giá tình trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để từ đó đưa ra các quyết định tài chính một cách kịp thời và đúng đắn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.DOC (Trang 25 - 30)