Nguyên nhân của những tồn tại trong việc sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.DOC (Trang 60 - 63)

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc sử dụng vốn của Công ty

Qua phần phân tích trên đây phần nào cũng thấy được rằng hiệu quả sử dụng vốn trong năm vừa qua (năm 2007) của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ chưa thực sự hiệu quả. Vậy nguyên nhân của sự kém hiệu quả này là do đâu? Những hạn chế này xuất phát một phần từ nguyên nhân khách quan nhưng phần lớn đều do nguyên nhân chủ quan. Sau đây em xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản:

2.1. Khả năng huy động vốn của Công ty còn hạn chế.

Công ty là một DNNN, do vậy với cơ chế phát triển doanh nghiệp như hiện nay, các DNNN sẽ rất khó khăn nếu như chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn Nhà nước cấp. Đối với Công ty, nguồn vốn chủ sở hữu phần lớn đều do Công ty tự bổ sung và nguồn vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp. Nguồn vốn do NSNN cấp hàng năm có tăng nhưng chiếm tỷ trọng ít. Điều này chứng tỏ Công ty đã phát triển dựa trên năng lực hoạt động của chính Công ty, giảm đi ít nhiều sự phụ thuộc vào NSNN. Song các khoản vay hầu như chưa đa dạng. Điều này cũng phù hợp với một DNNN có quy mô nhỏ như Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ ( vốn điều lệ là 17,394 tỷ đồng ). Hoạt động của Công ty tuy ngày càng được mở rộng song các dự án mà công ty thực hiện xét về quy mô là vẫn còn nhỏ, vốn đầu tư vào TSCĐ vẫn còn thấp chưa tạo ra được hiệu quả. Vì vậy, với khả năng có thể tự trang trải phần lớn hoạt động kinh doanh thì không nhất thiết Công ty phải đi vay các khoản dài hạn. Tuy nhiên trong tương lai, một khi Công ty mở rộng sản xuất hơn nữa thì việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài là điều rất cần thiết, nhất là việc vay dài hạn để đầu tư vào mua mới TSCĐ.

2.2. Công ty là chưa khai thác các nguồn vốn từ CBCNV.

Đây thực sự là một nguồn rất đáng kể nếu công ty biết khai thác tốt. Nó sẽ tạo ra động lực làm việc rất lớn đối với các cán bộ, nhân viên. Họ sẽ tự

nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc vì mục tiêu tăng lợi nhuận của Công ty dẫn tới tăng thu nhập cho chính họ.

2.3. Công ty chưa xây dựng được kế hoạch sát với thực tế về định mức sử dụng vốn.

Do đặc điểm là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản phẩm tạo ra có giá trị lớn và thời gian xây dựng lâu dài. Do vậy sẽ có rất nhiều biến động xảy ra. Bởi vậy, việc kiểm soát các định mức về vốn và NVL qua từng giai đoạn và thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng. Vì cơ cấu sản xuất của Công ty là chia theo các tổ đội sản xuất có tính độc lập tương đối trong việc thi công các công trình xây dựng. Mỗi tổ đội sẽ chịu trách nhiệm đưa ra những định mức tính toán chi phí NVL, định mức vốn. Và các thông số này khó thống nhất giữa các tổ đội với nhau khiến cho các nhà quản lý cấp cao gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát. Hơn nữa nếu chỉ dựa vào các thông số do các tổ đội sản xuất báo cáo thì sẽ rất khó tìm ra một mức phù hợp. Mặc dù công ty đã yêu cầu mỗi tổ đội sản xuất phải có những biện pháp làm giảm chi phí vốn, NVL nhưng rõ ràng là chưa hiệu quả, giá vốn hàng bán ngày càng tăng nhanh.

2.4. Quá trình đầu tư chưa trọng điểm gây ra sự thất thoát vốn lớn.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng song Công ty chưa chọn được cho mình một lĩnh vực trọng điểm làm thế mạnh. Do vậy, Công ty thường gặp khó khăn để giành được các hợp đồng. Bên cạnh đó, VLĐ của Công ty chủ yếu nằm dưới dạng NVL nên nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng thất thoát vốn. Thực tế chứng minh rằng kinh doanh ở lĩnh vực xây dựng gặp rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy, nếu Công ty không tìm cho mình một lĩnh vực kinhh doanh làm thế mạnh thì lợi nhuận đem về sẽ không được như mong muốn.

Công ty cần thúc đẩy công tác thu hồi các khoản phải thu một cách hiệu quả. Song trên thực tế sự gia tăng này cũng phổ biến trong các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản, do công tác thanh toán tiền hàng chậm, và do giá trị các công trình lớn nên khách hàng không thể thanh toán ngay được dẫn đến tăng khoản phải thu của công ty.

Hàng tồn kho là một trong những vấn đề khá được quan tâm của bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Việc dự trữ hàng tồn kho chiếm một vị trí rất quan trọng. Nếu dự trữ thiếu sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh doanh và làm giảm lợi nhuận của công ty. Nếu dự trữ thừa thì làm cho chi phí lưu kho tăng lên, vốn ứ đọng, vòng quay VLĐ giảm sẽ ảnh hưởng rất xấu tới Công ty. Như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho của Công ty tăng khá nhanh ( từ 6716 triệu đồng tăng lên 10663 triệu đồng). Chính điều này đã làm cho vòng quay của VLĐ giảm, hiệu quả sử dụng VLĐ từ đó mà giảm theo.

2.6. Quá trình quản lý, đôn đốc, kiểm tra của Ban lãnh đạo Công ty còn chưa chặt chẽ.

Một thực tế cho thấy rằng ở các DNNN từ xưa đến nay việc quản lý đôn đốc kiểm tra của Ban lãnh đạo còn thiếu và yếu. Vì vậy rất nhiều hoạt động mà Ban lãnh đạo Công ty không thể phát hiện ra hoặc nếu phát hiện ra thì cũng đã quá muộn. Giám đốc là người phải có cái nhìn tổng thể về mọi hoạt động của Công ty, vì vậy Giám đốc cần phải nắm vững tình hình của Công ty về mọi mặt để từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp, kịp thời.

Như vậy, từ những nguyên nhân trên đã tác động làm cho công tác sử dụng vốn của Công ty chưa thực sự hiệu quả. Trong thời gian tới Công ty cần có những điều chỉnh cụ thể để ngày càng nâng cao hiệu quả hơn nữa những đồng vốn mà Công ty đã bỏ ra.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ.DOC (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w