III. Kiến nghị
1. Với cơ quan Nhà nước
Những nhận định chung cho thấy, đến nay hệ thống cơ chế chính sách và khung pháp luật cho hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đã được hình thành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ... đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với DNNN nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN nói riêng. Vì vậy, một số kiến nghị được đề ra đối với các cơ quan Nhà nước trong thời gian tới là:
Trong thời gian qua cơ chế quản lý tài chính DNNN đã từng bước đổi mới cơ chế tập trung, bao cấp trong các mặt quản lý tài chính DNNN; Tạo được quyền tự chủ rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính, dần dần tạo được sân chơi bình đẳng cho các loại hình DN. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều điểm hạn chế cần phải hoàn thiện hơn như: Những quy định về quy chế tài chính trong Luật chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ và chưa nhất quán; Quyền chủ sở hữu của nhà nước đối với DN và quyền sở hữu của DN đối với tài sản chưa phân định rõ ràng; Quyền của DN trong công tác quản lý tài chính mặc dù đã được mở rộng nhiều nhưng còn nhiều vấn đề vẫn chịu ràng buộc, chưa thực sự giao quyền chủ động cho DN; …1 Chính những hạn chế này đã là nhân tố kìm hãm sự phát triển tự chủ của các DNNN trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, Nhà nước cần sớm có những biện pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hơn nữa để nâng cao quyền tự chủ về tài chính cho các DNNN. Nhà nước cần tập trung đổi mới vào 3 vấn đề quan trọng đối với DNNN hoạt động kinh doanh là: Tạo lập, huy động, quản lý và sử dụng vốn; Quản lý doanh thu, chi phí; Phân phối lợi nhuận.
Đối với việc tạo lập và huy động vốn Nhà nước phải có chính sách đảm bảo vốn pháp định, chính sách tín dụng đúng đắn nhằm tạo môi trường kinh tế và pháp lý để phát triển đa dạng các loại hình tín dụng. Ngoài ra cần tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các hình thức liên doanh liên kết; Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tập trung nguồn thu vào ngân sách và nhu cầu tích tụ vốn ở DN. Sự đổi mới này sẽ giúp cho các DNNN chủ động hơn trong việc huy động vốn kinh doanh. Trong việc quản lý và sử dụng vốn, Nhà nước cần xây dựng cơ chế để DN tự bổ sung nguồn kinh doanh bằng các nguồn hợp pháp – tránh việc quá phụ thuộc vào NSNN. Đồng thời, Nhà nước cũng cần xác định rõ quyền sở hữu tài sản của DN, bỏ sự can thiệp của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề tài sản của DN; Xây dựng cơ chế xử lý linh hoạt gắn
với tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thanh lý, nhượng bán tài sản, xử lý tổn thất về tài sản của DN.
Đối với vấn đề quản lý doanh thu và chi phí thì cần đổi mới theo hướng mở rộng quyền của người quản lý và điều hành DN trong việc quyết định các khoản chi phí, trên cơ sở trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Đồng thời xây dựng và ban hành cơ chế kiểm soát chi phí của các DN trong các ngành có lợi thế hoặc độc quyền.
Đối với vấn đề phân phối lợi nhuận: Xác định lại hệ thống quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế dùng để trích quỹ và tái đầu tư, bổ sung vốn cho doanh nghiệp; Cải cách chế độ tiền lương theo chức danh tiêu chuẩn, tiền thưởng có vai trò kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN thì cần phải hoàn thiện một cơ chế quản lý tương xứng với nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay: “Nhà nước chỉ nắm cái lớn, cái then chốt”. Có như vậy mới phát huy được tính tự chủ, năng động của DN, góp phần thúc đẩy DN ngày càng làm ăn hiệu quả.
1.2. Phân định rõ chức năng của Nhà nước trong hoạt động của DN.
Không chỉ trong lĩnh vực quản lý tài chính của DN mà xét trên toàn bộ hoạt động kinh doanh của các DN thì Nhà nước không nên can thiệp quá sâu. Ngược lại Nhà nước cần mở rộng quyền tự chủ cho DN đi đôi với tăng cường kiểm tra giám sát của Nhà nước, xử lý nghiêm các vi phạm để DN tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước.
Thực trạng ở các DNNN hiện nay cho thấy việc sử dụng vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN là không hiệu quả. Điều này phần lớn là do ý thức ỷ lại vào Nhà nước của các DNNN, các nhà quản lý DN chưa thực sự gắn trách nhiệm của mình với sự thành bại của công ty. Vì vậy để đổi mới nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các DNNN, Nhà nước cần
phải phân định rõ chức năng của Nhà nước và nhấn mạnh các yếu tố thị trường trong hoạt động của DNNN. Cụ thể là phải tạo cho các DNNN các quyền và nghĩa vụ trên thương trường là bình đẳng với các DN để tiến tới một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh chủ yếu cho các loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế; gắn DN với thị trường; DN phải thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của bản thân DN. Trong khi đó Nhà nước sẽ đóng vai trò là người giám sát các hoạt động của các DN thông qua hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư bằng cách chuyển từ cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn, chuyển quản lý tài sản hiện vật sang quản lý bằng giá trị của các tài sản1. Chính những điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy các DN phát triển và nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của DN. Đồng thời sẽ tạo nên bầu không khí tinh thần trách nhiệm cao của ban quản lý cũng như của cán bộ, nhân viên. Có như vậy thì một DN mới có thể đứng vững trên thương trường khốc liệt như hiện nay.
1.3. Sửa đổi bổ sung cơ chế đầu tư và quản lý vốn đối với các DNNN.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu vốn và quản lý vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho sự tồn tại và cạnh tranh đã trở thành động lực và là một đòi hỏi bức bách đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là với các DNNN. Vấn đề là Nhà nước tạo cơ chế đầu tư và quản lý vốn như thế nào cho hiệu quả.
Theo luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 thì cơ chế đầu tư và quản lý vốn được đổi mới một số điểm như2: Nhà nước - khi là chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ, chủ sở hữu không được trực tiếp rút vốn đã đầu tư; Ngoài việc Nhà nước đầu tư trực tiếp thì Nhà nước còn đầu tư và quản lý vốn Nhà nước thông qua công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; Bỏ quy định Nhà nước với tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp quản lý
1 Cơ chế quản lý đối với công ty Nhà nước: Cần nhấn mạnh các yếu tố thị trường – web: www.mof.gov.vn
2 Đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý vốn Nhà nước theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 – web: www.moi.gov.vn
vốn, tài sản của doanh nghiệp về mặt hiện vật mà chuyển sang quản lý về mặt giá trị;… Những đổi mới cơ bản này chắc chắn sẽ tạo cơ sở cho quá trình đầu tư và quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục phải được nghiên cứu và sửa đổi để vốn của Nhà nước được đầu tư, quản lý có hiệu quả hơn nữa như: Xác định rõ hình thức pháp lý khi Nhà nước đầu tư vốn vào DN ( biên bản giao vốn, hợp đồng hay quyết định đầu tư ?); Đảm bảo công ty Nhà nước phải thực sự là pháp nhân độc lập trên thị trường, có quyền tài sản rõ ràng; Đưa công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước vào hoạt động, tổ chức rút kinh nghiệm, từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của công ty này; Xác định được thời điểm DNNN có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước là khi Nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ hay thời điểm DN được thành lập?
Đối với các DNNN thì cơ chế đầu tư và quản lý vốn có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Vì vậy hoàn thiện cơ chế đầu tư và quản lý vốn tại các công ty Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Cơ chế tốt, phù hợp với sự hoạt động của thị trường sẽ là động lực, môi trường tốt để các DN nói chung và DNNN nói riêng ngày càng phát triển đi lên.
1.4. Cho phép DN được quyền lựa chọn tỷ lệ khấu hao, khấu hao nhanh.
Thực tế cho thấy hiện nay ở các DNNN trình độ khoa học và công nghệ đang ở mức rất thấp, phổ biến là các công nghệ sử dụng nhiều lao động với mức cơ giới hóa kết hợp thủ công. Với yêu cầu bức bách của mở cửa và hội nhập, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ. Song vấn đề khó khăn gặp phải là về vốn. Vì vậy nhằm hỗ trợ DN thu hồi nhanh vốn cố định để đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ thực hiện thì Nhà nước nên cho phép DN lựa chọn tỷ lệ khấu hao, khấu hao nhanh. Tuy nhiên để tránh tình trạng DN lựa chọn mức khấu hao quá cao nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì Nhà nước cần quy định mức khấu hao TSCĐ tối thiểu. Ngoài ra, Nhà nước
nên có chính sách để lại các khoản phải thu khấu hao, thu nhanh xử lý TSCĐ cho DN đầu tư đổi mới TSCĐ, mở rộng năng lực sản xuất.
1.5. Xem xét tiến hành cổ phần hóa cho Công ty.
Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các DNNN. Theo báo cáo gần đây của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN ( tháng 5 – 2006) thì trong 15 năm qua, nước ta đã thực hiện cổ phần hóa được 2.935 DNNN, trong đó có 80% số DN mới thực hiện cổ phần hóa từ năm 2001 đến nay1. Tuy số DNNN được cổ phần hóa nhiều nhưng số vốn mới chỉ chiếm 12% trong tổng số vốn trong các DNNN và nếu trừ đi phần vốn nhà nước gần 50% thì tỷ lệ đó chỉ còn là 6%. Điều này là do cơ chế chính sách cổ phần hóa ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa nói chung và xét duyệt cho phép cổ phần hóa đối với Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng.
Để nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa thì phải đồng thời tạo được các điều kiện sau:
- Điều chỉnh phương hướng đầu tư từ NSNN nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, khai thác những lợi thế của đất nước và các nguồn đầu tư bên ngoài để đưa đến một mô hình kinh tế hợp lý. Quá trình cổ phần hóa phải dựa trên quan điểm tiết kiệm ngân sách, đầu tư khôn ngoan nhằm tránh các tổn thất của việc đầu tư không đúng chỗ.
- Cổ phần hóa các DNNN phải hướng tới sự thu hút tập trung các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, tạo ra hình ảnh nhân dân xây dựng và làm chủ nền kinh tế. Khi điều này được thực hiện thì các khâu của quy trình cổ phần hóa sẽ thay đổi, từ việc định giá DN, cơ cấu vốn điều lệ DN cổ phần, cơ cấu cổ đông, tổ chức bộ máy đến những vấn đề nhân sự khác... sẽ không
như hiện nay mà sẽ đảm bảo cho DN hoạt động tốt hơn trước, có lợi cho người lao động, nhà đầu tư và cả nền kinh tế.
- Cổ phần hóa DN phải tính tới những yêu cầu đặt ra khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO để sau khi cổ phần hóa thì các DN có thể tồn tại và phát triển. Tác động của việc gia nhập WTO tốt hay xấu đối với DN đã cổ phần hóa hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và định hướng quy trình cổ phần hóa. Thứ nhất, cần xác định rõ ai là chủ sở hữu thực tế của công ty cổ phần và chủ sở hữu phải gắn liền trách nhiệm đối với công ty như thế nào nhằm tránh tình trạng quan hệ sở hữu nhà nước chung chung và không có trách nhiệm; Thứ hai, cần vận dụng ”Quy chế quản trị công ty” nhằm tạo môi trường đầu tư minh bạch, lành mạnh. Lựa chọn những giám đốc phù hợp với quy chế quản trị công ty và sớm đào tạo, bố trí các giám đốc tài chính của công ty.
Đảm bảo những điều kiện trên sẽ giúp cho quá trình cổ phần hóa các DN nói chung và công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất.