III. Một số giải pháp xây dựngchính sách tạo động lực
4. Xây dựng môi trường văn hóa trong công ty
4.1 Văn hóa trong công ty là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi- cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thànhcác giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.” Ta thấy rằng văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thể. Mục tiêu của doanh nghiệp và cá nhân là vấn đề nền tảng trong quản lý kinh tế.
Xây dựng và duy trì một sự phát triển và một cơ cấu ổn định Mỗi người không ai giống ai. Không ai muốn cống hiến cho những cái mà thường xuyên biến đổi, không biết phát triển đến đâu. Và sự thay đổi cơ cấu thường xuyên, lúc thế này lúc thế khác khi đó rất dễ là, cho người lao động hoang mang, không biết đi về đâu. Những thời điểm như thế thì không thể yêu cầu nhân viên tạo động lực cho bản thân chính họ làm việ được.
Chính vì vậy những nhiêm vụ ban đàu của đội ngũ lãnh đạo là duy trì một sự phát triển ổn định của công ty. Nếu có môt sự phát triển quá nóng mà công ty không kiểm soát được mà lại liên tục thêm người, cơ cầu liên tục bị xáo trộn. Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình đang trên đà phát triển rất cần thiết phải quan tâm đến vấn đề này. Các nhân viên đang coi mọi người trong công ty như người nhà, như vậy sẽ bị ảnh hưởng khi có quá nhiều người lạ xuất hiện.
Duy trì và quyết tâm thực hiện những camkết cảu công ty về những chính sách hoạt động của mình
Công ty phải công bố được những lợi ích mà nhân viên được hưởng. Đảm bảo mức sống như mức lương, thưởng, phúc lợi, học hành và cơ hội thăng tiến….