III. Một số giải pháp xây dựngchính sách tạo động lực
5. Phương pháp để các nhânviên tự tạo động lực cho bản thân
5.1 xây dựng và duy trì sự tin tưởng của nhân viên vào chính năng lực của bản thân mình
Tự động viên đó là những kỹ năng rất cần thiết để có được tinh thần lạc quan và cái nhìn tích cực với công việc của mình. Các nhà lãnh đạo không nên để nhân viên mình chờ đợi hay phụ thuộc vào cái động lực mà nhà lãnh đạo tạo ra. Đây là điều rất quan trọng với những nhân viên giỏi hay đội ngũ làm việc cấp cao. Vì cần có động lực để vững bước vượt qua những giai đoạn khó khăn. Đó là điều quan trọng mà các nhà quản lý phải làm. Một số lời khuyên cho các nhà lãnh đạo.
Dành cho nhân viên những câu khen nhỏ. Vd “anh làm việc thật đến nơi đến chốn”, “suy nghĩ của anh thật thấu đáo”…. Như vậy nhân viên sẽ tin tưởng vào bản thân mình và giải quyết tốt những công việc được giao.
Nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên của mình. Cách làm này sẽ giúp các nhân viên tin tưởng vào nhà lãnh đạo và bên cạnh đó còn tin tưởng vào bản thân mình hơn. Khi đó các nhân viên sẽ cố gắng hết mình để khẳng định lại sự nhìn nhận của nhà quản lý.
Tổ chức liên hoan, văn nghệ, và những cuộc đi chơi cho nhân viên. Tổ chức những trò chơi mang tính chất thi đua tạo điều kiện cho tất cả nhân viên được tham gia.
Sử dụng hình thức này các nhà lãnh đạo cũng cần lưu ý các ngôn từ mà mình đưa ra, hoặc việc trao quyền không nên q uá mức. vì nếu quá việc này sẽ gây sự kiêu ngạo trong nhân viên. Như vậy sẽ gây nên những hiệu ứng tiêu cực.
Có những nhân viên luôn làm việc với một tình thần và lòng nhệt huyết sự tự nguyện cao. Điều này là do tình thần làm việc của họ được đẩy cao.Khi tinh thần làm việc của nhân viên lên cao họ họ nhận được động lực nào đó thúc đẩy công việc. thỏa mãn công việc sẽ được tăng lên hiệu quả công việc sẽ tăng. Bởi vì tinh thần làm việc đó sẽ được truyền tới khách hàng thông qua ngôn từ, hành động, thái độ khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong môi trường công ty xăng dầu Hà Sơn Bình những yếu tố sau sẽ giúp tình thần làm việc của nhân viên tằng cao.
Thường xuyên khảo sát nhân viên để thu nhân các ý kiến để có cách thức giúp họ lên giây cót làm việc.
Có những cách chia sẻ thông tin về những điều tốt đẹp đã xảy ra tại nơi làm việc hoặc những khu vực xung quanh. Bằng cách tạo ra một khu bảng tin nơi mà các thông báo được đăng lên đó hay vào các cuộc họp thường xuyên để các thông tin tốt đẹp chia sẻ cùng mọi người.
Giảm nhẹ công việc cho nhân viên, bằng cách san trách nhiệm bố trí lại nhân lực.