Các yếu tố ảnh hưởng tới marketing xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10.DOC (Trang 30 - 32)

1. Các yếu tố khách quan

- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: yếu tố này có thể ảnh hưởng đến các quyết định Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp trong việc lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác, hoạch định chính sách Marketing. Chính sách Marketing đối với các nước phát triển sẽ khác so với các nước kém phát triển.

- Quan hệ cung cầu hàng hóa: Cung cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định số lượng sản phẩm bán ra thị trường, quyết định giá cả và chất lượng sản phẩm.

- Lạm phát: Lạm phát gây ra những bất ổn cho nền kinh tế của một nước. Khi lạm phát xảy ra, thị trường trở nên mất cân đối giữa cung và cầu về hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp nên chọn các quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp và chính phủ có biện pháp kiềm chế lạm phát hữu hiệu.

- Cạnh tranh: Cạnh tranh làm cho thị trường kinh doanh trở nên gay gắt hơn, có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tích

cực hoặc tiêu cực. Nó có thể gây nên những rào cản đối với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, nó làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp hoặc khả năng gia nhập thị trường.

- Dân số và quy mô dân số: Dân số cho thấy quy mô của thị trường, đối tượng khách hàng. Quốc gia có dân số đông thường được ưu tiên để doanh nghiệp lựa chọn thị trường kinh doanh vì thị trường tiêu thụ lớn. Dân số tác động đến việc định dạng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

- Thu nhập: Thu nhập thể hiện sức mua và quy mô của thị trường. Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao thường chi tiêu nhiều cho việc mua sắm hàng hóa. Họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề an toàn sức khỏe và môi trường.

- Chính trị, luật pháp: Các doanh nghiệp xuất khẩu thường quan tâm tới yếu tố luật pháp chính trị của một quốc gia bởi vì luật pháp có tác động trực tiếp tới các chính sách xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Hệ thống luật pháp có ổn định mới tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh.

- Văn hóa, xã hội: Văn hóa thể hiện hành vi tiêu dùng và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có những phong tục tập quán khác nhau. Việc tìm hiểu các phong tục tập quán này giúp các nhà làm Marketing hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng và có thể cung ứng những sản phẩm phù hợp với mong muốn và nhu cầu của họ.

- Vị trí địa lý: Khoảng cách địa lý có ảnh hưởng tới chính sách phân phối sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng giá cả của hàng hóa vì liên quan đến chi phí vận chuyển. Mặt khác, yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu có liên quan đến các quyết định xây dựng hệ thống phân phối.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có ảnh hưởng tới Marketing của doanh nghiệp như công nghệ, cơ sở hạ tầng, tập quán kinh doanh,… Đây là các yếu tố không thể kiểm soát được vì vậy các nhà làm Marketing cần phải thường xuyên thu thập các thông tin về thị trường xuất khẩu và dự báo các xu hướng biến đổi của thị trường để có những biện pháp đối phó và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.

- Uy tín của doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp trên thị trường có tác động lớn đến các mối quan hệ trong kinh doanh. Khách hàng thường có tâm lý tìm đến các doanh nghiệp đã có tên tuổi trên thị trường. Để có được lòng tin của khách hàng thì trong chính sách sản phẩm của mình phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

- Quan hệ bạn hàng: trong kinh doanh thường có mối quan hệ kinh doanh truyền thống hoặc những mối quan hệ kinh doanh mới. Bên cạnh những khách hàng quen thuộc thì doanh nghiệp cũng phải chú ý đến nhóm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. Các nhà cung cấp truyền thống sẽ ổn định đầu vào cho doanh nghiệp và tránh được các rủi ro do biến động thị trường như tỷ giá, cung cầu,…

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống các phân xưởng sản xuất và hệ thống máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Trước hết là các trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động Marketing như các phương tiện thu thập và xử lý thông tin. Các phương tiện này sẽ giúp ích cho con người trong việc tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi. Các yếu tố vật chất khác của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tối đa cho các nhà Marketing trong việc phát huy khả năng sáng tạo và chất lượng công việc.

- Yếu tố tài chính: Tài chính là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Tài chính quyết định các chương trình Marketing. Nếu công ty tiềm lực về tài chính thì sẽ có khả năng để làm các chương trình Marketing rầm rộ hơn so với các doanh nghiệp ít có tiềm lực về tài chính hơn.

- Yếu tố thương hiệu sản phẩm: Thương hiệu nói lên sự tin tưởng của khách hàng với các sản phẩm có trên thị trường, là công cụ để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Thương hiệu có tác động đến đầu ra của sản phẩm. Một sản phẩm có thương hiệu mạnh sẽ có khả năng tiêu thụ cao hơn vì được mọi người tin dùng. Qua đó, sản phẩm có thương hiệu cũng có thể định giá cao hơn so với các sản phẩm không có thương hiệu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10.DOC (Trang 30 - 32)

w