Đặc điểm thị trường may mặc EU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10.DOC (Trang 32)

EU là một thị trường lớn đối với các quốc gia xuất khẩu và gia công hàng may mặc, dệt may, trong đó có cả Việt Nam. Một số quốc gia EU nổi tiếng về thương hiệu thời trang như Pari, Rome, Milan,…Liên minh châu Âu hiện nay có 27 thành viên với diện tích là 4.422.773km2, dân số là 492,9 triệu người, có tổng GDP là 11,6 nghìn tỷ EURO (~ 15,7 nghìn tỷ USD) năm 2007. Các quốc gia thành viên EU có một số đặc điểm chung về thói quen tiêu dùng. Tuy nhiên mỗi thị trường cũng có những đặc trưng riêng làm cho nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá khá đa dạng, phong phú. Một số đặc điểm về thị trường may mặc EU là:

* EU được coi như là một quốc gia thống nhất với bộ máy quản lý thống nhất cả về đối nội và đối ngoại, hoàn chỉnh về thể chế luật pháp. Các nước thành viên của EU có sự tự do hoá về việc di chuyển vốn đầu tư, lao động, hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ. Các quốc gia sử dụng đồng tiền chung là EURO từ ngày 1/1/1999.

* Thói quen tiêu dùng của người dân châu Âu là ưa chuộng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó thương hiệu có ảnh hưởng tới các quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Theo quan niệm của họ thì nhãn hiệu sản phẩm càng nổi tiếng trên thế giới thì càng khẳng định chất lượng sản phẩm là tốt, có uy tín cao.

* Thị trường EU có thể chia thành ba nhóm khách hàng chính đó là: nhóm có thu nhập cao, nhóm có thu nhập trung bình và nhóm có thu nhập thấp. Nhu cầu mua sản phẩm phụ thuộc vào thu nhập của dân cư vì thu nhập thể hiện khả năng thanh toán của khách hàng. Người làm Marketing thường quan tâm nhiều tới các nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong đó, nhóm khách hàng có thu nhập cao ở EU chiếm khoảng 20% thường ưa chuộng những hàng hoá có chất lượng cao, giá cả cao và có tính độc đáo. Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình chiếm khoảng 68% thì có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng và giá cả phù hợp với mức thu nhập trung bình của họ. Nhóm khách hàng có thu nhập thấp chiếm khoảng 10% thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của họ thấp hơn so với các yêu cầu hai nhóm trước. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp bởi vì hàng hoá của

Việt Nam chủ yếu là gia công theo các đơn đặt hàng của nước ngoài, chưa có thương hiệu.

* EU chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng may mặc được nhập khẩu từ các nước châu Á do các nước này có chi phí nhân công rẻ. Các doanh nghiệp may mặc của EU chủ yếu là sản xuất các mặt hàng cao cấp, thương hiệu nổi tiếng với số lượng ít. Mặt khác, EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn trên thị trường may mặc của thế giới thông qua việc đặt gia công từ các quốc gia có chi phí thấp và dán nhãn có thương hiệu nổi tiếng vào các sản phẩm gia công đó. * EU có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đây là thị trường có tiềm năng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới

* Kênh phân phối của EU được tổ chức một cách rất chặt chẽ, các nhà bán buôn và bán lẻ thường có quan hệ lâu đời và rất thân thiết tạo thành những chỗ làm ăn quen biết. Sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà phân phối đã tạo thành một chuỗi mắt xích trong hệ thống phân phối ở EU, họ rất quan trọng các hoạt động trao đổi nội khối nên đã tạo ra một rào cản đối với các mặt hàng nhập khẩu. EU có các quy định chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu như yêu cầu về bảo vệ môi trường, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu về trách nhiệm xã hội.

+ EU đặt ra tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho an toàn cho sức khỏe của con người. Tiêu chuẩn này nhằm nghiêm cấm các sản phẩm nhập khẩu có sử dụng hóa chất hay các chất gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Danh mục các sản hóa chất không được phép sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm được quy định rõ trong luật pháp của EU, chẳng hạn như thuốc nhuộm chứa azo sinh ra chất gây ung thư bị cấm sử dụng và tiêu thụ ở EU. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU cần tìm hiểu rõ các quy định luật pháp này để tránh tình trạng hàng hóa bị nghiêm cấm nhập khẩu vào EU.

+ Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của EU là các quy định về chất lượng sản phẩm. Có ba hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chính mà EU đặt ra đó là: tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000, hệ thống tiêu chuẩn môi trường ISO 14001 và hệ thống tiêu chuẩn xã hội SA 8000.

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 đưa ra khuôn khổ tiêu chuẩn hóa các thủ tục và phương pháp làm việc, liên quan đến cả hệ thống kiểm soát chất lượng, bán hàng và tổ chức chứ không phải chỉ là hoạt động kiểm soát chất lượng ở khâu cuối cùng. ISO 9001:2000 đòi hỏi các nhà sản xuất phải miêu tả chi tiết các quy trình hoạt động và xây dựng các thủ tục quy trình hoặc hoạt động cần thiết đó tuân thủ theo những thủ tục đó trong hoạt động kinh doanh hàng hoá.

+ Quy định về bảo vệ môi trường: tiêu chuẩn về môi trường được sử dụng nhiều ở EU đó là tiêu chuẩn Oko Tex 100 của hiệp hội Oko Tex Association nhằm đảm bảo rằng sản phẩm dệt may và may mặc không chứa các chất gây hại tới môi trường và sức khoẻ của con người.

+ Quy định về trách nhiệm xã hội: EU sử dụng hệ thống tiêu chuẩn xã hội SA 8000 của Tổ chức quốc tế về trách nhiệm xã hội SAI. Hệ thống này đưa ra các tiêu chuẩn về điều kịên làm việc và quyền lợi của người lao động nhằm đảm bảo các giá trị đạo đức của nguồn hàng và dịch vụ.

Các khách hàng EU có những yêu cầu chung đối với hàng hoá nhập khẩu dựa trên các quy định trên nhưng mức độ sử dụng cũng có những sự khác biệt chẳng hạn tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được yêu cầu cao hơn, hầu như hàng hoá nào cũng phải đạt tiêu chuẩn này mới được nhập khẩu. Còn tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội thường được khách hàng Anh ưa sử dụng trong khi đó các khách hàng Đức lại yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường.

+ Yêu cầu về nhãn mác: nhãn mác là một trong những quy định rất nghiêm ngặt đối với hàng hoá nhập khẩu bởi vì nhãn mác có thể có kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc không gây ấn tượng với khách hàng. Yêu cầu của EU về nhãn mác có hai yêu cầu là yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tự nguyện. Yêu cầu bắt buộc là các yêu cầu về hàm lượng sợi, hướng dẫn bảo quản và cách giặt. Hàm lượng sợi quy định cách ghi 100% nguyên chất hoặc tạp chất chiếm 2% trọng lượng sản phẩm. Hướng dẫn bảo quản trên bao bì nhãn mác phải sử dụng 5 ký hiệu cơ bản là màu sắc, mã hoá, ảnh hưởng của chất tẩy, nhiệt độ an toàn khi là ủi và các đặc tính khác. Yêu cầu tự nguyện là các yêu cầu về xuất xứ, nhãn hiệu, tên sản phẩm và các thông tin cần thiết khác.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY 10

I. Khái quát về công ty cổ phần May 10 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty cổ phần May 10 là một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex). Người tiêu dùng Việt Nam đã khá quen thuộc với thương hiệu May 10 với các sản phẩm có chất lượng cao như áo sơ mi nam, veston, quần áo thể thao,… Công ty cổ phần May 10 ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Cho đến nay công ty đã tròn 62 năm, đây là một quãng thời gian khá dài đối với một doanh nghiệp may.

Năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một số xưởng, nhà máy ở Hà Nội đã dời lên núi rừng Việt Bắc, trong đó có cả các xưởng may quân trang. Các xưởng may quân trang này được lấy tên là xưởng may X1.

Năm 1952, xưởng may X1 ở Việt Bắc đổi tên thành xưởng may X10 mang bí số X10. Năm 1956, cuộc kháng chiến chống Pháp của ta giành thắng lợi vẻ vang, xưởng may X10 đã rời mảnh đất Việt Bắc chuyển về Hà Nội, sát nhập với xưởng may X40 lấy tên chung là xưởng may X10. Công xưởng sản xuất chính được xây dựng ở Gia Lâm, Hà Nội.

Tháng 12/1961, miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa và là hậu phương vững chắc của miền Nam. Trước tình hình đó, xưởng may X10 nhanh chóng được chuyển sang Bộ công nghiệp nhẹ tiếp quản và đổi tên là xí nghiệp May 10. Tuy đổi tên nhưng xí nghiệp May 10 vẫn làm nhiệm vụ chính là may quân trang, quân phục cho bộ đội và sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng.

Thời kì kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc được giải phóng còn nhân dân miền Nam lại bắt đầu một cuộc kháng chiến mới, chống đế quốc Mỹ. Đất nước ta vẫn bị chia cắt làm hai miền, nhân dân miền Bắc tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, chung sức với đồng bào miền Nam, đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Mùa xuân năm 1975 là một mốc

son chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Cả nước cùng chung tay xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp may 10 cũng chuyển sang một bước ngoặt mới, làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chuyên sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Đông Âu. Như vậy May 10 đã có sự phát triển vượt bậc về thị trường hàng hoá, không chỉ giới hạn trong nước mà đã mở rộng ra thị trường nước ngoài. Có thể nói May 10 là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu sớm nhất ở nước ta.

Năm 1990, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, xí nghiệp may 10 đứng trước nguy cơ bị tan rã do mất thị trường. Đây là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Nếu không tìm ra lối thoát thì sự phá sản của doanh nghiệp chỉ là sớm hay muộn, đời sống nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn, thiệt hại đối với nền kinh tế cũng không phải nhỏ. Nhưng chính lúc đó Đảng và Nhà nước đã có đường lối đổi mới, mở ra một con đường mới cho doanh nghiệp là sản xuất và xuất khẩu sang những nước khác như Hàn Quốc, Đức, Pháp,… Như vậy may 10 đã có đầu ra và tránh khỏi nguy cơ phá sản. Từ đây doanh nghiệp lại đương đầu với những thử thách mới đó là làm ăn với các bạn hàng lớn thì phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng của công nhân viên trong toàn xí nghiệp để duy trì và phát triển doanh nghiệp hơn nữa.

Sự trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp may 10 đã được đánh dấu bằng quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ là chuyển đổi may 10 thành công ty May 10. Từ đây công ty May 10 hoàn toàn có quyền tự chủ trong kinh doanh, có quyền kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

Kể từ khi chuyển đổi công ty May 10 liên tục làm ăn phát đạt, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống của công nhân. Điều đặc biệt là May 10 đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, các sản phẩm của công ty được biết đến là những mặt hàng có chất lượng cao, đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng.

Đánh dấu sự đổi mới và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, công ty May 10 đã chuyển đổi thành công ty

cổ phần May 10 theo Quyết định số 105 (QĐ – BCN kí ngày 5 tháng 10 năm 2004). Công ty cổ phần May 10 có tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 viết tắt của “ Garment 10 Join Stock Company”. Đất nước ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế và ngành may mặc Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển. Chính vì vậy công ty cổ phần May 10 ra đời là hành động đúng đắn thể hiện sự tin tưởng của ban lãnh đạo công ty vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Kể từ đó công ty cổ phần May 10 đã gặt hái được nhiều thành công hơn so với thời kì trước đó. Công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Ngoài ra công ty còn thực hiện phân phối theo lao động, thực hiện chủ trương “ làm theo lao động, hưởng theo năng lực”, “ làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Nhờ đó công ty đã khuyến khích động viên tinh thần làm việc tích cực của anh chị em trong công ty, làm tăng lợi nhuận cho công ty cũng đồng thời là làm lợi cho bản thân họ.

Có thể nói rằng, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, công ty May 10 vẫn luôn vững vàng trên thị trường, chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Những vinh dự mà công ty đã nhận được như huân huy chương, cờ thi đua, bằng khen, danh hiệu các loại là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực phấn đấu hết mình của công ty, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là một doanh nghiệp may mặc hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay, công ty cổ phần May 10 có trụ sở chính tại Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội, với diện tích là 28255 m2.

Điện thoại: 84.4827.6923 Fax: 84.4827.6925

Email: ctymay10@garco10.com.vn Website: http://www.garco10.com.vn

Trên đây là những khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần May 10. Đôi nét giới thiệu đó đã cho thấy May 10 có một sự trưởng thành từ khá sớm, là niềm tự hào của tập thể trong công ty cũng như của toàn ngành dệt may Việt Nam vì đã có “ một May 10 như thế”.

2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần May 10

Sơ đồ 1 (trang bên)

Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có sự chuyên môn hóa. Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước. Tổng giám đốc có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty dệt may Việt Nam giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao.

- Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xí

nghiệp thành các phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty. Phó tổng giám đốc cũng được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng với khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài.

Ngoài ra, công ty còn có ba giám đốc điều hành hỗ trợ cho tổng giám

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần May 10.DOC (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w