Bảng 11: Cơ cấu lao động theo trình độ của nhân viên bảo vệ qua các năm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á.DOC (Trang 35 - 43)

40 60 80 100 120 140 160 N n vi ên (n ờ i) 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp PTTH Qua quân ngũ hoặc dạy nghề

Phân tích biểu đồ trên ta thấy số lượng nhân viên bảo vệ tốt nghiệp THPT tăng qua từng năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi công ty ngày càng mở rộng quy mô, cần nhiều lao động phổ thông. Tuy nhiên số lao động qua quân ngũ hoặc dạy nghề là tăng không đáng kể, thậm chí có những năm giảm (năm 2004 và 2006) do nhân viên bỏ việc, chứng tỏ công ty chưa có mối quan hệ tốt với các đơn vị quân đội để có được hoạt động tuyển dụng hợp lý. Nguồn lao động này sẽ có chất lượng cao, có trình độ nghiệp vụ tốt, không phải mất thời gian đào tạo nhiều mà công ty chưa khai thác được hết. Ngoài ra công ty nên có những chính sách hợp lý, chế tài đặc biệt để giữ được nguồn lao động này.

Lao động gián tiếp (Khối nhân viên văn phòng) chiếm tỷ kệ không lớn nhưng đều có trình độ học vấn cao (tốt nghiệp đại học, trung cấp) và trình độ chuyên môn giỏi. Để đạt được điều đó trong quá trình tuyển chọn, công ty đã sàng lọc rất kỹ, tuyển đúng người, đúng việc, có thể kiêm nghiệm nhiều công việc khác nhau.

39% 42% 19% Đại học Cao đẳng Trung cấp

Lao động đạt trình độ đại học ở bộ phận văn phòng chiếm tới 39%, đây là con số khá cao đối với một doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực bảo vệ và thường ở các vị trí lãnh đạo như trưởng phòng, kế toán trưởng. Những lao động có trình độ trung cấp (19%) chiếm đa số trong bộ phận lễ tân, kế toán viên, trong đó có 1 nhân viên đang trong giai đoạn tập sự học việc. Mặc dù vậy số lượng lao động có trình độ cao đẳng còn khá lớn (42%), công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ, hoàn chỉnh kiến thức cho nhân viên của mình. Làm được điều đó nhân viên mới cảm thấy thực sự gắn bó với công ty.

Bên cạnh việc quan tâm đến trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên thì tư tưởng chính trị cũng được công ty chú trọng phát triển do công ty hoạt động trong lĩnh vực nhân sự ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh còn có nhiệm vụ nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ lao động. Số lượng Đảng viên của công ty là 28 người, chiếm 10% trên tổng số cán bộ nhân viên, còn lại là lực lượng đoàn viên của công ty chiếm đa số. Về trình độ chính trị thì công ty không có trình độ chính trị cao cấp, còn trình độ chính trị trung cấp là 9 người tương

đương 3% và trình độ chính trị sơ cấp là 11 người chiếm 4%. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý công ty, khi công ty có nhu cầu về cán bộ quản lý sẽ tiến hành quy hoạch cán bộ nguồn và chọn những nhân viên có năng lực làm việc có đạo đức tốt và là Đảng viên, sẽ cử đi học các lớp về chính trị với trình độ sơ cấp và trung cấp, sẽ là lực lượng dự bị thay thế cho đôi ngũ của công ty.

Hàng năm các phong trào đoàn thể cũng được công ty tổ chức. Đối với Đoàn viên thì Công đoàn tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao,… Đối với Đảng viên thì tổ chức tham quan học tập ngắn ngày. Chi phí cho các hoạt động này được lấy từ quỹ phúc lợi khen thưởng của công ty và phân bổ chi phí về cho các đơn vị trực thuộc.

c. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Với 5 năm thành lập và phát triển, hiện nay công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ lao động dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bảo vệ mặc dù tuổi đời còn rất trẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, độ tuổi trung bình của các nhân viên bảo vệ là 24, là một con số tương đối lớn đối với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Bảng 12: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các bộ phận tính đến tháng 3/2008 Độ tuổi Bộ phận 18 - 20 20- 25 25-30 30 trở lên Tổng cộng SL % SL % SL % SL % SL % Ban lãnh đạo 2 0,78 5 1,94 6 2,33 13 5,04 Hành chính nhân sự 2 0,70 3 1,05 5 1,94 2 0,78 12 4,65

Nghiệp vụ đào tạo 1 0,39 4 1,55 5 1,94

Kinh doanh 1 0,35 3 1,05 1 0,39 1 0,39 6 2,33

Đội trưởng, tổ trưởng 15 5,26 14 5,43 6 2,33 35 13,57

Nhân viên bảo vệ 58 20,35 94 32,98 53 20,54 7 2,71 212 82,17

Lái xe 2 0,78 2 0,78

Tổng cộng 61 21,40 117 41,05 79 30,62 28 10,85 285 100

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Từ bảng tổng kết trên ta có biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi như sau:

21% 41% 28% 10% Từ 18 - 20 Từ 20 - 25 Từ 25 - 30 Từ 30 trở lên

Theo biểu đồ trên, lao động có tuổi từ 30 trở lên chỉ chiếm 10% và tập trung chủ yếu ở ban lãnh đạo công ty có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhân sự. Cụ thể như sau:

Tổng giám đốc : 35 tuổi

Kế toán trưởng : 33 tuổi

Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự :45 tuổi Trưởng phòng Nghiệp vụ - Đào tạo : 60 tuổi

Trưởng phòng kinh doanh : 32 tuổi

Ngoài ra trong độ tuổi này còn có các đội trưởng, tổ trưởng làm lâu năm trong công ty hoặc từ các công ty khác chuyển đến. Nếu nhân viên bảo vệ trong độ tuổi này thì là bộ đã qua quân ngũ chiếm chủ yếu.

Độ tuổi chiếm nhiều lao động nhất trong công ty là từ 20 – 25 (chiếm 41%) và sau đó từ 18 – 20 (chiếm 28%) tập trung chủ yếu là nhân viên bảo vệ chính thức của công ty. Đây cũng là đặc trưng riêng của ngành nghề kinh doanh dịch vụ, cần rất nhiều lao động trẻ.

2. Tình hình sử dụng lao động

Với số lượng lao động hiện tại hơn 250 người không phải là ít, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trong công ty. Nhưng công ty đã có những điều chỉnh bổ trí một cách hợp lý và tương đối hiệu quả cao bằng cách phân công cho từng bộ phận.

Đối với khối hành chính quản lý làm việc tại văn phòng làm việc:

Thứ 2 đến thứ 6: Từ 8h sáng đến 17h chiều (Trưa có nghỉ giải lao 1 tiếng) Thứ 7: Từ 8h đến 12h30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên tùy theo chức năng hoạt động, tình hình công việc của một số nhân viên khối văn phòng có thêm thỏa thuận làm việc đến 17h30 chiều thứ 7 hoặc đi làm vào ngày Chủ Nhật và các ngày lễ hoặc làm thêm giờ. Khi cần thiết các trưởng bộ phận sẽ thông báo lịch làm việc bố trí thời gian nghỉ bù tương ứng. Do khối lượng công việc nhiều và do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên công ty cũng không thể áp dụng chế độ mỗi tuần làm việc 5 ngày đối với khối này mà làm việc 5 ngày rưỡi.

Khi công ty có nhu cầu sẽ yêu cầu và thoả thuận với cán bộ, nhân viên bảo vệ,... làm việc thêm giờ (kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ) và chỉ được làm thêm giờ khi có yêu cầu của Ban Giám Đốc trước khi thực hiện hoặc do nhu cầu tính chất của công việc. Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ. Ban Giám đốc, các lãnh đạo phòng, lái xe không được tính trả lương làm thêm giờ. Cán bộ, công nhân viên có số giờ làm thêm phải làm báo cáo trình Giám Đốc duyệt, để làm cơ sở tính trả lương làm thêm giờ, lương làm thêm giờ mỗi tháng trả một lần.

Do đặc điểm hoạt động công việc 24/24h của nhân viên bảo vệ nên nhân viên bảo vệ làm việc tại các mục tiêu phải làm việc theo sự bố trí sắp xếp theo ca (sáng, chiều, đêm)

Ca 1: Từ 5h đến 13h Ca 2: Từ 13h đến 21h

Ca 3: Từ 21h đến 5h sáng hôm sau

Số giờ làm việc trong công ty được áp dụng ngày làm việc không quá 8 tiếng, không có chế độ nghỉ ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, lễ, Tết, nhưng nhân viên có thể thay phiên nhau nghỉ vào một ngày nào đó khác trong tuần.

Cán bộ văn phòng và nhân viên bảo vệ có thời gian công tác 12 tháng tại Công ty trong điều kiện và môi trường lao động bình thường thì được nghỉ 12 ngày làm việc mà vẫn hưởng nguyên tiền lương cơ bản, còn đối với Cán bộ văn phòng và nhân viên bảo vệ chưa có thời gian làm việc đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng với số tháng làm việc trong năm. Số ngày nghỉ hàng năm của Cán bộ văn phòng và nhân viên bảo vệ được tăng theo thâm niên làm việc tại Công ty, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày. Tất cả cán bộ nhân viên khối văn phòng, nhân viên bảo vệ khi nghỉ phép phải làm đơn trình Trưởng bộ phận mình hoặc Phó Giám Đốc Nghiệp vụ - Đào tạo ít nhất là 10 ngày.

Cán bộ công nhân viên công ty có thể thảo thuận với Ban lãnh đạo công ty để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh nếu có yêu cầu được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được Tổng Giám Đốc đồng ý. Cán bộ công nhân viên do thôi việc hoặc vì lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Khi nghỉ hàng năm, cán bộ công nhân viên được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương của cán bộ công nhân viên trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.

Cán bộ, nhân viên bảo vệ của công ty được nghỉ việc riêng của bản thân và vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:

- Nghỉ ba ngày: Bản thân kết hôn; Bố, mẹ chết (kể cả

bên vợ và bên chồng) vợ, chồng chết, con cái chết.

- Nghỉ một ngày: Con kết hôn.

Cán bộ, nhân viên bảo vệ của công ty được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:

- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương

lịch)

- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba

ngày đầu năm âm lịch)

- Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5

dương lịch)

- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương

lịch)

- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng

3 âm lịch)

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người Cán bộ công nhân viên Công ty được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Nghỉ ốm: tất cả cán bộ, nhân viên bảo vệ thuộc công ty nghỉ do ốm đau hoặc tai nạn rủi ro (không phải tai nạn lao động) mà có xác nhận của Bệnh viện cấp quận (huyện) trở lên thì được hưởng trợ cấp ốm đau, trong trường hợp nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khỏe của mình, do say rượu, hoặc dùng chất kích thích khác thì không được hưởng trợ cấp ốm đau. Mức trợ cấp ốm đau theo quy định của Bộ luật lao động quy định về chế độ bảo hiểm.

Nghỉ đột xuất: cán bộ, nhân viên bảo vệ có thể nghỉ đột xuất mà không hưởng lương do người thân trong gia đình ốm nặng và những lý do chính đáng thì phải báo cáo và được sự đồng ý của người có thẩm quyền nhưng không quá 5 ngày, nếu vượt quá thời gian kể trên thì phải được sự đồng ý của Tổng Giám Đốc nhưng cũng không quá 10 ngày (kể cả ngày đi đường).

Căn cứ vào những quy định về thời gian làm việc và thời gian làm việc thực tế của cán bộ, nhân viên bảo vệ ở công ty Việt Á như sau:

Số ngày làm việc theo chế độ bình quân = ngày lịch – ngày nghỉ chế độ (1 năm của một lao động) = 365 – (52 x 1,5 + 9) = 278 (ngày)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á.DOC (Trang 35 - 43)