Kinh doanh trong thời đại ngày nay thì vấn đề tìm kiếm đối tác kinh doanh là rất quan trọng, vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng phát triển của công ty. Trong nghiệp vụ tìm kiếm hợp đồng gia công công ty có thể thông qua rất nhiều kênh như : Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Việt Nam, bộ Thương Mại... Thông qua các kênh này công ty có thể chủ động tìm kiếm khách hàng hoặc nhờ họ tìm cho các hợp đồng gia công.Trong những năm gần đây, hoạt động tìm kiếm các hợp đồng gia công tại công ty may Phố Hiến thông qua các kênh sau :
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI)
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ, đại diện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Các hoạt động bao gồm: chắp mối và
giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường, hội chợ, hội thảo, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác.
Với tư cách là hội viên của VCCI, công ty may Phố Hiến thường chủ động đưa ra các bảng chào hàng để thông qua VCCI giúp bắt các mối giao dịch hoặc thông qua đó để tìm kiếm các khách hàng đặt hàng gia công. Mặt khác công ty cũng thường tham gia vào các cuộc triển lãm, hội thảo do VCCI tổ chức. Hàng năm thông qua kênh này công ty thường ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng trên 10 % trong tổng giá trị gia công.
Bộ thương mại
Bộ Thương mại là một cơ quan của Nhà nước có chức năng điều phối Phân bổ hạn ngạch thương mại giữa trong và ngoài nước. Bộ Thương mại thông qua các tham tán thương mại ở nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tạo ra các mối giao dịch, kết hợp giữa khách hàng và công ty. Trong những năm gần đây, công ty may Phố Hiến thường tổ chức cán bộ của mình đi cùng với đoàn cán bộ của bộ Thương Mại để đi khảo sát thị trường nước ngoài, kết hợp với tìm kiếm các đối tác kinh doanh. Nhưng kênh tìm kiếm hợp đồng này chưa đạt hiệu quả cao, nó chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10 % trong tổng trị giá kim ngạch gia công.
Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX)
Tổng công ty dệt may Việt Nam có chức năng điều phối hoạt động sản xuất của các công ty thành viên sao cho tương đối phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của công ty mình. Vì May Phố Hiến không thuôc thành viên. Nên qua kênh này, Phố Hiến Không có hợp đồng nào.
Bộ công nghiệp
Bộ Công Nghiệp là một cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà Nước. Bộ Công Nghiệp thường tổ chức cán bộ của bộ đi đàm phán các hiệp định kết hợp với khảo sát thị trường, công ty may Phố Hiến cũng thường liên hệ tổ chức cho cán bộ của mình đi cùng để giới thiệu về doanh nghiệp mình và tìm đối tác kinh doanh. Đây là kênh tìm kiếm hợp đồng đạt hiệu quả không cao, hàng năm thông qua kênh này công ty may Phố Hiến chỉ ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng 4-5 % tổng trị giá gia công.
Các khách hàng quen biết
Hiện nay công ty đã tạo dựng được một số khách hàng có nhu cầu đặt gia công thường xuyên với khối lượng lớn như: LEISURE, YOUNG SHIN, SUKYONG, HADONG, UNICORE , ITOCHU, MATAICHI , AMATEXA , JEANNES, FLEXCON…
Thông qua các khách hàng này họ vừa có nhu cầu đặt gia công thường xuyên họ vừa giới thiệu các khách hàng mới cho công ty. Đây là một kênh tìm kiếm hợp đồng tương đối quan trọng, đạt hiệu quả tương đối cao nhưng chi phí lại thấp. Hàng năm qua kênh này, công ty may Phố Hiến đã ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng khoảng 70 % tổng giá trị kim ngạch gia công. Trong những năm tới để đẩy mạnh hoạt động gia công công ty cần phải không ngừng mở rộng các mối quan hệ với khách hàng để làm sao giữ được khách hàng và qua họ giới thiệu cho các khách hàng mới.
Thông qua thăm quan hội chợ triển lãm
Công ty có thể giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng, nếu khách hàng có nhu cầu và cảm thấy chất lượng sản phẩm đảm bảo thì họ có thể ký kết các hợp đồng với công ty. Đây là một hình thức thâm nhập thị trường rất có hiệu quả, nó giúp cho việc xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm một cách nhanh chóng. Nhưng trong các năm qua công ty ký kết được các hợp đồng qua kênh này không nhiều chỉ chiếm khoảng 5 % tổng giá trị gia công.