Hoạt động tăng cường công tác lập kế hoạch cuộc đời trong Sinhviên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân .DOC (Trang 83 - 86)

II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ TRƯỜNG VÀ CHÍNH QUYỀN

2.2.Hoạt động tăng cường công tác lập kế hoạch cuộc đời trong Sinhviên

2. Đề xuất với nhà trường, Đoàn thanh niên và Hội sinhviên

2.2.Hoạt động tăng cường công tác lập kế hoạch cuộc đời trong Sinhviên

2.2.1. Triển khai chương trình trò chuyện trực tuyến

- Nội dung

o Phỏng vấn viết bài về những người nổi tiếng và đã thành công về đề tài lập kế hoạch cuộc đời, con đường lập nghiệp, sức mạnh từ việc khám phá khả năng tiềm ẩn…

o Một tháng một lần mời người trả lời trực tuyến các câu hỏi của SV về đề tài lập KHCĐ, lập nghiệp…

- Địa chỉ đăng bài phỏng vấn

o Website của trường, của Đoàn thanh niên, diễn đàn của SV trong trường o Các tập san, bảng tin, đài phát thanh….

2.2.2. Tổ chức khóa học về lập kế hoạch cuộc đời

- Đối tượng tham dự o Cán bộ các chi đoàn.

o Ban chủ nhiệm các CLB, tổ đội trực thuộc Hội sinh viên - Mục đích, ý nghĩa

o Trang bị cho một nhóm SV chủ chốt những kiến thức về lập kế hoạch cuộc đời.

o Thông qua những SV này, hướng dẫn các SV khác trong toàn trường hiểu về tầm quan trọng, nội dung và phương pháp của việc lập kế hoạch cuộc đời

o Phát những tài liệu cần thiết để các cán bộ chủ chốt này có thể hướng dẫn đoàn viên, hội viên trực thuộc tổ chức mình biết cách lập KHCĐ

- Nội dung

o Sự cần thiết phải lập KHCĐ. o Nội dung của bản KHCĐ. o Phương pháp lập KHCĐ.

2.2.3. Tổ chức sự kiện lớn về chủ đề lập KHCĐ

Đề xuất hội sinh viên chỉ đạo một số CLB mạnh về tổ chức sự kiện như CLB Nhà kinh tế trẻ, Ban chương trình và hỗ trợ sự kiện, STQ tổ chức chương trình có nội dung liên quan tới lập kế hoạch cuộc đời. Ví dụ như: Quản trị cuộc đời bạn, tại sao không? Khám phá khả năng tiềm ẩn của bạn.

Đây là những chương trình giao lưu với quy mô từ 500 tới 700 người (tại hội trường Nhà văn hóa) Khách mời là những chuyên gia phát triển bản thân, những người thành công và có địa vị xã hội

KẾT LUẬN

Xin mượn một câu chuyện dân gian của Ấn Độ làm lời kết cho đề tài về lập kế hoạch cuộc đời.

“ Nhà vua tới vườn thượng uyển và thấy những cây tán, cây bụi và hoa đang chết hoặc héo rũ cả. Cây sồi than rằng nó sắp chết vì nó không thể cao như cây thong. Quay sang cây thông, nhà vua thấy thông rũ xuống bởi vì thông không thể cho trái giống như câu nho. Và cây nho thì đang chết dần vì không thể đơm hoa giống như hoa hồng được.

Rồi nhà vua nhìn thấy một cây bướm dại, đơm hoa và tươi tắn hơn bao giờ hết. Sau khi hỏi han, nhà vua nhận được những lời này “ Tôi thiết tưởng điều ấy là hiển nhiên, khi ngài mang tôi về trồng, nghĩa là ngài muốn có bướm dại. Còn nếu như ngài mong có sồi, nho hoặc hoa hồng, thì hẳn ngài đã trồng loài cây đó. Cho nên tôi nghĩ, khi mà tôi không thể là bất cứ thứ gì khác ngoài chính bản thân mình, tôi sẽ cố gắng hết sức của tôi”

Xuyên suốt cả câu chuyện là thói quen so sánh, mong muốn trở thành một người khác, không phải mình của các loài cây. Trong cuộc sống, cũng đã không ít lần chính chúng ta tự so sánh với người khác, đánh giá xem mình là người như thế nào, người khác nghĩ về mình như thé nào, mình muốn người khác nghĩ về mình như thế nào hay mình muốn trở thành người như thế nào. Tuy nhiên, những câu hỏi đó nhiều lúc sẽ làm ta quên đi mất giá trị của bản thân mình.

Mỗi người chỉ có một lần được sống, tôi cũng muốn được như cây bướm dại, được là cố gắng hết sức là chính bản thân mình. Vì vậy, tôi làm chuyên để về kế hoạch cuộc đời để lên kế hoạch cuộc đời cho chính mình cũng như mang đến cho các bạn sinh viên khác một nguồn thông tin tham khảo về đề tài này.

Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình sự chỉ bảo nhiệt tình của Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa và các anh chị, thầy cô trong trung tâm Unesco giáo dục quốc tế và www.conduongthanhcong.com. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô thầy và các anh chị!

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân .DOC (Trang 83 - 86)