III. Thực trạng về tình hình hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP
4. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
phần GP Bank chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế
2.4.1. Những kết quả đã đạt được:
Trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều yếu kém tồn tại nhưng chi nhánh cũng đã có được những thành quả nhất định. Đầu tiên là trong công tác thẩm định. Các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã chủ động được trong công tác thẩm định trước khi cho vay theo đúng những quy trình mà ban lãnh đạo GP đã đặt ra. Bên cạnh công tác thẩm cán bộ tín dụng của chi nhánh cũng đã thực hiện phân loại được khách hàng và có những chính sách phù hợp với từng loại khách hàng nhằm hạn chế rủi ro và thu hút khách hàng.
Các cán bộ tín dụng của chi nhánh cũng thể hiện sự năng động của tuổi trẻ khi đã chủ động tìm tới những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trên địa bàn Hà Nội, nhằm giới thiệu về những sản phẩm của chi nhánh. Và họ cũng đã ký được không ít hợp đồng tín dụng với những doanh nghiệp này.
Và thành công lớn nhất trong công tác hạn chế rủi ro của chi nhánh chính là việc thu hồi nợ quá hạn. Đồng thời như phân tích ở trên chúng ta cũng thấy chi nhánh cũng bắt đầu có thành công trong việc hạn chế các khoản nợ quá hạn của chi nhánh. Tuy nhiên với quy định một phần của khoản nợ
Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21
quá hạn thì toàn bộ khoản nợ đó sẽ được chuyển sang nợ nhóm dưới nên tuy các khoản nợ quá hạn tuy giảm nhưng nợ không đạt chuẩn của chi nhánh vẫn có xu hướng tăng lên.
2.4.2. Những yếu kém còn tồn tại
Việc quản lý rủi ro của chi nhánh được phân tách cho hai phòng thực hiện đó là Phòng quan hệ khách hàng và Phòng quản lý tín dụng thực tế chỉ đạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất.
Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các Phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. Phòng Quan hệ khách hàng chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng và thu thập thông tin đưa ra thẩm định sơ bộ về khách hàng còn Phòng Quản lý tín dụng phải có ý kiến đồng ý hay không đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên Phòng quản lý tín dụng thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, mà chỉ sử dụng những thông tin do phòng quan hệ khách hàng cung cấp trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn nên đã xuất hiện tâm lý e ngại quá mức trong thẩm định.
Cơ chế thông tin giữa các Phòng trong hoạt động cấp tín dụng chưa đảm bảo tính liên tục và toàn diện. Sự liên kết giữa các Phòng không chặt chẽ, thiếu kết nối và không phân định rõ trách nhiệm nên khả năng phát hiện, ngăn ngừa rủi ro không cao.
Mặc dù đã chủ động trong công tác thẩm định của mình nhưng đôi khi chi nhánh vẫn phải cấp tín dụng theo kiểu được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay.
Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21
2.4.3. Nguyên nhân
Đầu tiên là hiện tượng thông tin không thông suốt, đó là do trang thiết bị công nghệ thông tin của GP nói chung cũng như chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế nói riêng vẫn còn yếu kém. Trình độ công nghệ thông tin của các cán bộ trong chi nhánh vẫn không thực sự cao vì vậy đôi khi vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc sử dụng hệ thống thông tin nội bộ. Bên cạnh đó là việc nguồn thông tin của chi nhánh chủ yếu vẫn là do khách hàng tự cung cấp vẫn còn mang nặng tính chủ quan của người vay.
Vấn đề cơ cấu tổ chức điều hành của chi nhánh cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Do là một chi nhánh mới thành lập quy mô của chi nhánh nhỏ, nên hiện tại chi nhánh chỉ có một phòng quan hệ khách hàng duy nhất cấp cả tín dụng cá nhân lẫn doanh nghiệp, chưa chuyên môn hóa được công tác của các nhân viên tín dụng.
Nhân sự cũng là một nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro của chi nhánh. Hiện tại, với độ tuổi trung bình thấp, đa số các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ quản lý rủi ro của chi nhánh đều còn ít kinh nghiệm. Đây là một yếu tố tác động không nhỏ tới rủi ro của chi nhánh. Chất lượng thẩm định dự án cho vay và việc thực hiện các quy trình cho vay của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số bất cập. GP đã xây dựng được một hệ thống quy trình tín dụng khá hợp lý, tuy nhiên tại chi nhánh vẫn còn hiện tượng chay theo yêu cầu của khách hàng mà tiến hành cấp tín dụng một cách nhánh chóng không theo đúng quy trình tín dụng mà GP đã đặt ra.
Tiếp đến là việc thiếu thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay của Phòng quản lý tín dụng. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ cơ cấu của GP ngay từ trên hội sở.
Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG TMCP GP BANK CHI NHÁNH HÀ NỘI PHÒNG
GIAO DỊCH PHỐ HUẾ