Thực trạng về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex GP Bank chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế .DOC (Trang 25 - 38)

GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế:

1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTMCP GP Bank chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế

1.1. Tình hình dư nợ tín dụng

Biểu dồ 2.1: Dư nợ tín dụng của GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế) 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2009 3-D Colum n 1

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

1.2. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế( tỷ đồng)

Bảng 2.4: Bảng phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế (tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng)

Năm 2009

Cho vay doanh nghiệp 257,356

% 78%

Cho vay cá nhân 72,592

% 22%

Tổng 329,948

Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế vẫn tập trung nhiều vào cho vay khách hàng là doanh nghiệp( chiếm 78% tổng doanh số cho vay của Chi nhánh). Đây vẫn là khoản thu nhập chính của chi nhánh. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy, tỷ trọng của cho vay khách hàng là cá nhân cũng khá cao( 22%). Điều đó cho thấy chi nhánh đang bắt đầu quan tâm hơn đến các khoản cho vay nhỏ của các cá nhân. Đối với một chi nhánh mới thành lập như GP Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế, các khoản vay nhỏ này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng tín dụng của chi nhánh. Đánh giá được vai trò của các khoản vay cá nhân này, chi nhánh GP Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế đã có những chính khuyến khích phát triển thị trường bán lẻ này, như lãi suất hấp dẫn, hay như đối với các khoản vay tiêu dùng với những tài sản lớn như mua nhà, ô tô khách hàng có thể dùng chính tài sản đó làm tài sản thế chấp...Chính vì vậy, Chi nhánh đã cho vay được một số lượng tương đối lớn cho những khách hàng cá nhân.

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

1.3. Phân loại tín dụng theo kì hạn

Bảng 2.5: Bảng phân loại tín dụng theo kỳ hạn (tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng)

Năm 2009

Cho vay ngắn hạn 122,629

% 36,82%

Cho vay trung hạn 41,712

% 12,53%

Cho vay dài hạn 168,672

% 50,65%

Tổng 333,013

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, Chi nhánh cho vay dài hạn với tỷ trọng khá lớn( 50,65%). Có được điều này là do, đầu năm 2009, Chính phủ thực hiện gói kích cầu: hỗ trợ 4% lãi vay một năm, và cạnh đó là việc nhận định nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu sẽ phục hồi trong thời gian tới nên lãnh đạo Chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế đã mạnh dạn đầu tư vào các khoản vay dài hạn. Bên cạnh đó, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn cũng ở mức tương đối( 36,82%), điều này cho thấy Chi nhánh đã cân đối thời hạn cũng như trọng lượng của các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Phân loại tín dụng theo chất lượng

Bảng 2.6: Bảng phân loại tín dụng theo chất lượng (tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)

Năm 2009

Nợ đạt tiêu chuẩn 196,323

% 95,57%

Nợ không đạt tiêu chuẩn 9,092

% 4,43%

Tổng 205,415

Qua bảng trên ta nhận thấy, tỷ lệ nợ đạt tiêu chuẩn của chi nhánh ở mức rất cao ( đạt 95,57%) trong khi tỷ lệ nợ không đạt tiêu chuẩn chỉ là 4,43%. Điều này cho thấy chất lượng các khoản vay của Chi nhánh đạt mức ổn định và có độ an toàn cao. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm định chất lượng khoản vay: về mục đích sử dụng, thời hạn vay, số lượng cho vay……..chính vì vậy Chi nhánh hầu như không có nợ xấu, các khoản nợ đều đạt tiêu chuẩn. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho các hoạt động của chi nhánh. 2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế

2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế

Tình hình rủi ro tín dụng của Chi nhánh được thể hiện rõ nét qua bảng sau

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

Bảng 2.7: Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại GP Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế (tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)

Năm 2009 Nợ đủ tiêu chuẩn 196,323 % 95,57% Nợ cần chú ý 3,257 % 1,586%

Nợ dưới tiêu chuẩn 0,212

% 0,1% Nợ nghi ngờ 0.188 % 0,09% Nợ có khả năng mất vốn 5,417 % 2,654% Tổng 205,415

Nhìn vào bảng trên ta thấy, cơ cấu nợ trong năm 2009 vừa qua của chi nhánh còn tương đối nhiều bất ổn. Cụ thể, tỷ trọng của khoản nợ có khả năng mất vốn còn khá cao ( chiếm 2,654%) trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Mặc dù tỷ trọng của các khoản nợ đủ tiêu chuẩn rất cao( chiếm 95,57%) tuy nhiên đây cũng là một vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm để có những chính sách cho vay hợp lý nhằm làm giảm tỷ trọng của các khoản nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra, tỷ trọng của các khoản nợ khác trong cơ cấu khoản nợ của Chi nhánh đã ở mức hợp lý, Chi nhánh nên phát huy để giữ ổn định tỷ lệ.

Để tìm hiểu rõ hơn tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh chúng ta sẽ xem xét tới bảng phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn theo thời hạn.

Bảng 2.8: Bảng phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn theo thời hạn của GP Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế (Tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín

dụng)

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

Năm 2009 Ngắn hạn 5,024 Nợ cần chú ý 0,276 Nợ có khả năng mất vốn 4,748 Trung hạn 2,036 Nợ cần chú ý 1,636

Nợ dưới tiêu chuẩn 0,212

Nợ nghi ngờ 0,188

Dài hạn 2,032

Nợ cần chú ý 2,032

Nhìn vào bảng trên ta thấy, phần lớn các khoản nợ xấu của Chi nhánh đều tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn mà trong đó lại chủ yếu là các khoản nợ có khả năng mất vốn. Đây là một điều đáng báo động cho Chi nhánh về công tác tín dụng và công tác quản trị rủi ro. Ngân hàng cần chú trọng hơn tới các khoản vay ngắn hạn để nâng cao chất lượng các khoản vay. Các khoản nợ trung hạn và dài hạn, thì khoản nợ không đạt tiêu chuẩn chủ yếu tập trung vào nợ cần chú ý. Điều này cho thấy, mức nợ không đạt chuẩn của chi nhánh tuy cao nhưng cũng chưa thực sự nguy hiểm đối với hoạt động của chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân loại nợ không đạt chuẩn theo đối tượng vay:

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

Bảng 2.9: Bảng phân loại nợ không đạt chuẩn theo đối tượng vay (tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)

Năm 2009

Dư nợ không đạt chuẩn của cá nhân 2,539 Dư nợ không đạt chuẩn của KHDN 6,553

Tổng 9,092

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ không đạt chuẩn của Chi nhánh trong thời gian qua tập trung chủ yếu là từ các khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, Chi nhánh cần chú trọng hơn tới các khoản vay khách hàng doanh nghiệp để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

2.2. Nguyên nhân của các rủi ro tín dụng mà chi nhánh mắc phải

1.3.2. Sau khi nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng của chi nhánh GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế, tôi đã rút ra được một số nguyên nhân dẫn tới các rủi ro tín dụng mà chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế đã mắc phải trong thời gian qua. Trước hết là một số nguyên nhân từ phía khách hàng:

Đầu tiên, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi vay vốn ngân hàng đa số các doanh nghiệp đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại thường hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của chi nhánh. Tại GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế, tuy các rủi ro từ nguyên nhân này chưa để lại hậu quả lớn, nhưng cũng đã gây ra một số khoản nợ quá hạn. Rủi ro xuất phát từ nguyên nhân này của chi nhánh thường xuất hiện đối với các khoản vay:

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

- Với các khoản cho vay hạn mức nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng lợi dụng hạn mức được vay để tiến hành vay vốn sử dụng vào những mục đích rủi ro,

- Khách hàng cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án, dùng nguồn nguồn vốn vay được của chi nhánh cho dự án này sang sử dụng ở dự án khác.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn thực sự của khách hàng.

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, hoàn vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạn lưu động để đầu tư sử dụng cho các tài sản dài hạn.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, có hiện tượng thanh toán chậm hoặc không thanh toán giữa khách hàng và đối tác dẫn tới mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Từ đó dẫn tới ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của khách hàng đối với chi nhánh.

Ba là, báo cáo tài chính của khách hàng không minh bạch. Những báo cáo tài chính có độ chính xác thấp, thiếu minh bạch sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng, có thể dẫn đến những nhận định sai lầm và đưa ra quyết định tín dụng không hợp lý. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực.

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

Bốn là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, chính vì vậy dẫn tới không trả được nợ đúng hạn gây ra các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh.

Năm là, không đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng do: Khách hàng có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn (nhất là thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt) bị chậm trễ khi quyết toán tài chính. Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi, nhưng tổng hợp cả năm thì lỗ.

Sáu là, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn; hoặc đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị… Trong trường hợp này nếu rủi ro xảy chi nhánh sẽ khó đòi được khoản tiền đã cho vay.

1.3.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

Chưa thực sự chú trọng đến chất lượng tín dụng. Chúng ta có thể thấy, sau 1 năm được thành lập, nguồn vốn mà chi nhánh huy động được chiếm tới 98% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Trong khi đó, dư nợ tín dụng của Ngân hàng chiếm tới 100.34% tổng tài sản của Ngân hàng. Như vậy, có thể thấy, mức dư nợ tín dụng của Ngân hàng đã vượt số lượng vốn mà Ngân hàng huy động được. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng gần bằng với tổng số vốn huy động được trong nền kinh tế của chi nhánh, điều đó cho thấy chi nhánh đang có hiện tượng đầu tư tín dụng ồ ạt, chạy theo phong trào, theo những đòi hỏi khách hàng mà thiếu có sự thận trọng cần thiết. Tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng và nới lỏng kiểm soát cho vay.

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiệm và năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án đi vào hoạt động chất lượng không cao gây khó khăn cho việc thu hồi vốn của ngân hàng. Vẫn còn hiện tượng thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng dẫn tới những nhận định sai và đưa ra những quyết định không hợp lý. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng của chi nhánh vấn còn kém về khả năng tư vấn khách hàng giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời, có thể nói đây không chỉ là yếu kém của chi nhánh mà còn là mặt yếu chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Hiện tại, ở chi nhánh chưa phát sinh một rủi ro nào liên quan đến đạo đức của cán bộ tín dụng, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm, vì một khi rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà xẩy ra thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chi nhánh.

Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của chi nhánh còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với

Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21

nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một thực tế là sự trao đổi hợp tác giữa các ngân hàng vẫn còn hạn chế, cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh, tôi nhận thấy rằng sự hợp tác giữa chi nhánh và các ngân hàng khác trong lĩnh vực này là chưa cao.

Bên cạnh đó là tình hình trang thiết bị thông tin của chi nhánh còn chưa đầy đủ, khả năng thu thập thông tin khách hàng còn hạn chế.

Chi nhánh cũng còn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo. Thực tế các tài sản đảm bảo mà khách hàng sử dụng để thế chấp đều là nhà cửa, đất đai, các loại máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường biến động liên tục gây khó khăn cho việc định giá. Đối với các loại máy móc thiết bị, chi nhánh yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhưng các loại tài sản này thường được mua đi bán lại nên các loại giấy tờ này thường không đầy đủ.

1.3.4. Nguyên nhân khác:

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex GP Bank chi nhánh Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế .DOC (Trang 25 - 38)