III. Thực trạng về tình hình hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP
1. Chính sách hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hà nộ
Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế
1. Chính sách hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế giao dịch Phố Huế
1.1. Quan điểm của NHTMCP GP Bank Hà nội Phòng giao dịch Phố Huế về hạn chế rủi ro tín dụng
Quan điểm đầu tiên của ban lãnh đạo ngân hàng GP Bank là tránh hiện tượng tín dụng tập trung. Như ta đã biết nếu tập trung tín dụng vào một khách hàng, một ngành nghề hay một nhóm lĩnh vực có liên quan tới nhau thì khi rủi ro xẩy ra sẽ gây hậu quả lớn với ngân hàng.
Quan điểm tiếp theo là khi cấp tín dụng cho dự án lớn phải thông qua chế độ tập thể. Với một khoản vay lớn, khi tiến hành thẩm định khoản vay trước khi cho vay, thường chi nhánh sẽ cho một nhóm cán bộ tiến hành thẩm định món vay đó và quyết định có cho vay hay không. Và hoạt động của nhóm thẩm định phải mang tính khách quan.
Cuối cùng là việc áp dụng hạn mức tín dụng và thời hạn cấp tín dụng đối với khách hàng. Các quan điểm này của ban lãnh đạo GP được thể hiện rõ trong các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản của GP.
1.2. Hình thức quản lý rủi ro tín dụng:
Việc quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh được thể hiện qua các quy chế, quyết định, các công văn thông báo... do hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc của GP ban hành. Ngoài ra việc định hướng hoạt động tín dụng
Đặng Thị Thơm Khoa TC Ngân Hàng K21
trong từng thời kì cũng bao hàm cả việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng, định hướng này cũng là một hình thức quản lý rủi ro tín dụng.