CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÒN NHIỀU HẠN CHẾ
Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động đầu tư theo hướng thị trường, các nguồn vốn đầu tư ngày càng được đa dạng hóa, quy mô vốn đầu tư ngày càng được mở rộng. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua.
Cơ chế phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công, đặc biệt bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước còn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả đầu tư của nguồn vốn này có xu hướng giảm sút và do đó làm hiệu quả đầu tư chung toàn xã hội không cao. Cụ thể:
Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước dao động từ 55 đến 58% tổng quy mô vốn đầu tư toàn xã hội, của khu vực ngoài quốc doanh trong nước từ 24–27% và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định ở mức 18%. Điều này cho thấy nguồn lực đầu tư từ vốn nhà nước vẫn chiếm vị trí chi phối quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nguồn vốn nhà nước bộc lộ những yếu kém bất cập dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tăng trưởng chưa đạt được yêu cầu phát triển của đất nước.
Do cơ chế phân bổ chưa hiệu quả , hiệu quả mỗi đồng vốn đầu tư gia tăng chưa tương xứng với tiềm năng, hiện đang có xu hướng sụt giảm. Hệ số ICOR có xu hướng ngày càng tăng.
Cụ thể là : nếu năm 1995, hệ số ICOR chỉ mới đạt 3,3, thì năm 2000 là 4,9 và đến năm 2005 đã là 5.3 (tức là để tăng 1 đơn vị GDP thì cần phải tăng thêm 5.3 đơn vị vốn đầu tư). Khác hẳn với giai đoạn trước đây.
Quan sát hai bảng dưới để thấy rõ được điều này:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng và hệ số ICOR các năm trong giai đoạn 1986-2007
Năm Tốc độ tăng
trưởng % ICOR Năm
Tốc độ tăng
trưởng % ICOR
1986 2.4 4.8 1997 8.2 4.2
1988 5.9 2.4 1999 4.8 6.91989 8.0 1.5 2000 6.8 4.9 1989 8.0 1.5 2000 6.8 4.9 1990 5.1 2.8 2001 6.8 4.95 1991 6.0 2.5 2002 7.0 5.09 1992 8.6 2.1 2003 7.24 5.0 1993 8.1 3.1 2004 7.7 5.0 1994 8.8 2.9 2005 8.44 5.3 1995 9.5 3.3 2006 8.17 4.88 1996 9.3 3.4 2007 8.48 4.90
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế
So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong khu vực có cùng giai đoạn phát triển kinh tế, ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều.
Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp.
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000
còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng.
Ở tầm vi mô, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư trong nước rất thấp, có nơi có lúc còn thấp hơn lãi suất ngân hàng, trong khi tỷ trọng vốn vay lại rất lớn.
Bảng: Hệ số ICOR thời kỳ 1995-2003 Năm VĐT (Ngàn tỷ đồng) GDP (Giá thực tế) Tốc độ tăng GDP % VĐT/GDP % ICOR (lần) 1995 72.45 229.9 9.54 31.65 3.3 1996 87.39 272 9.34 32.13 3.4 1997 108.37 313.6 8.15 34.56 4.2 1998 117.13 361 5.76 32.45 5.6 1999 131.17 399.9 4.77 32.80 6.9 2000 145.33 441.6 6.79 32.91 4.9 2001 163.54 481.3 6.86 33.98 4.95 2002 193.10 535.8 7.08 36.04 5.09 2003 219.68 605.6 7.26 36.27 5.0
Nguồn: Sách kinh tế đầu tư trang 27. Bảng 2.2
Có 2 nguyên nhân liên quan đến cơ chế quản lý và phần bổ nguồn lực làm cho hiệu quả đầu tư ngày càng thấp:
+ Thứ nhất, vào những năm đầu của thập kỉ 1990 tăng trưởng kinh tế chủ yếu thiên về bề rộng, vì thế hiệu suất sử dụng vốn đầu tư được gắn liền với chính
sách đổi mới kinh tế và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế. Do vậy nhu cầu về vốn đầu tư thấp mà hiệu quả vẫn cao.
+ Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nhìn chung các yếu tố về đổi mới cơ chế chính sách đã phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Để tăng trưởng cần đầu tư nhiều vốn hơn.