676576 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 30011 38300 51102 129399 68

Một phần của tài liệu Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Thực trạng và giải pháp’’ .DOC (Trang 36 - 42)

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 30011 38300 51102 129399 687945

Tổng số vốn 170496 239246 34313

5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Kinh tế nhà nước tăng bình quân hàng năm là 7,46%, gần bằng mức tăng

trưởng chung của nền kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư vào thành phần kinh tế nhà nước vẫn duy trì ở mức cao. Kết quả thu được là do đã có sự sắp xếp lại hoạt động và tổ chức của các doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp, giảm đáng kể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do vậy, trong giai đoan 10 năm từ 2001-2009, kinh tế nhà nước vẫn giữ được tỷ trọng tương đối ổn định.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng bình quân hàng năm với tốc

độ 9,9%/năm, chính vì vậy giá trị gia tăng của khu vực này cũng tăng lên, năm 2001 thành phần kinh tế nay đã đóng góp 17,6% vào giá trị của tổng sản phẩm trong nước, và năm 2009 tỷ lệ này là 35%.

Trong 10 năm 2001-2009, VN đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại. Các nhà tài trợ đã cam kết dành cho VN nguồn vốn ODA khá lớn với tổng giá trị đạt gần 14,9 tỉ USD. Các chương trình, dự án ODA đã được ký kết có giá trị hơn 11,2 tỉ USD, trong đó khoảng 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt hơn 7,9 tỉ USD. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước thường chiếm 46-47% giá trị tổng sản phẩm trong nước và những năm gần đây có xu hướng giảm xuống do khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 2/3 khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhưng chỉ tăng bình quân hàng năm là 6,26%. Trong khu vực kinh tế này thì kinh tế tư nhân tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng mới chiếm tỷ trọng trên 8%

trong giá trị tổng sản phẩm trong nước nên không bù đắp được cho sự tăng trưởng thấp của khu vực kinh tế cá thể và khu vực kinh tế tập thể.

Biểu đồ: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995-2007

Nguồn: Đề tài, Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Nguyễn Ngọc Sơn

Giảng viên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) Nghiên cứu viên, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF)

Bảng: Tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2009 Đơn vị tính: % Năm 200 1 200 3 200 5 200 7 2009 Tổng số 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 58,1 56,0 52,5 37,2 31

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 18,4 17,5 14,7 24,3 35

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam và thế giới 2009)

Trong tổng số vốn đầu tư giai đoan 2001-2005 thì vốn đầu tư trong nước chiếm tới 81.6%, cao hơn hẳn tỷ lệ 78,6% ở giai đoạn 1996-2000. Sở dĩ có được kết quả này một mặt là do nhà nước tăng cường đầu tư vốn, mặt khác là do các chính sách khuyến khích kinh tế ngoài nhà nước phát triển, trong đó có nghị quyết trung ương 5( khoá IX) về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của thành phần kinh tế này.Trong 5 năm từ 2001-2005 đã có gần 14 vạn doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký lên tới 294 nghìn tỷ đồng; số vốn của khu vực này tăng từ 23.5%( năm 2001) lên 32,8%( năm 2005).

Thực tế, vai trò của đầu tư đối với sự phát triển chung và riêng của từng thành phần kinh tế còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân có thể rút ra là:

+ Chuyển dịch sang cơ chế thị trường diễn ra chậm, chưa đồng bộ. Môi trường đầu tư chưa thực sự tạo cơ chế thông thoáng cho chủ đầu tư.

+ Các chính sách đưa ra chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đổ vốn vào nền kinh tế, các chính sách thực hiện thiếu sự đồng bộ, chưa phát huy được hết thế mạnh sẵn có của các vùng kinh tế.

+ Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn hoat động trong nhiều ngành kinh tế quan trọng, các ngành này được hưởng nhiều ưu đãi nhưng hoạt động kém hiệu quả. Xu hướng cổ phần hoá diễn ra chậm.

+ Vốn đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn rất lớn.

Đầu tư doanh nghiệp FDI đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Khu vực này luôn tăng trưởng nhanh hơn toàn nền kinh tế, mà đỉnh cao là 20,7% năm 1997. Tỷ trọng vốn FDI đã tăng lên rất nhanh trong thời kỳ 1990 – 1996, đặc biệt là thời kỳ 1995, 1996 đã đạt tới 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên nguồn vốn FDI lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 1997 – 2002 và chỉ có xu hướng phục hồi từ năm 2003 đến nay. "Làn sóng đầu tư nước ngoài" thứ hai vào Việt Nam đang được chú ý. Đặc biệt FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong năm 2006 và 2007, đạt 10,2 tỷ USD năm 2006 và 18,9 tỷ USD năm 2007.

Trong 3 loại hình doanh nghiệp tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong giai đoạn 1995 – 2007 và đạt trung bình 38,2% trong tổng đầu tư của khu vực doanh nghiệp. Mặc dù tỷ trọng này đã giảm mạnh từ những năm 2000 do nỗ lực đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên tỷ trọng đầu tư của các DNNN vẫn còn cao so với các nước có nền kinh tế chuyển đổi.

Một xu hướng tích cực trong sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo loại hình doanh nghiệp là tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là từ năm 2000. Luật doanh nghiệp ra đời là động lực lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, tỷ trọng đầu tư của DNTN trong tổng đầu tư của khu vực DN tăng từ 28,3% năm 1999 lên 33,0% năm 2000 và đạt 38,7% năm 2005. Như vậy trong năm 2005 tỷ trọng vốn đầu tư của DNTN trong tổng đầu tư của khu vực doanh nghiệp đã vượt tỷ trọng của hai loại hình doanh nghiệp còn lại. Xem bảng:

Tỷ trọng đầu tư của DNNN, DN FDI và DNTN trong tổng đầu tư của khu vực DN

Nguồn: Đề tài, Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Nguyễn Ngọc Sơn

Giảng viên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) Nghiên cứu viên, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF 3.2.5. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm gần đây, đầu tư tương đối tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm (năm 2000 là 52.51% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội và đến năm 2003 là 54,12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Bảng: Tỷ trọng vốn đầu tư của 3 vùng kinh tế trọng điểm trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Đơn vị (%)

Vùng kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003

Ba vùng kinh tế trọng điểm 58.57 52.51 53.62 53.83 54.12 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 22.39 20.16 20.08 19.95 19.40 Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung 3.82 5.18 5.31 5.20 5.22 Vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam 32.36 27.17 28.23 28.68 29.50

Nguồn : Từ Quang Phương và tập thể tác giả Khoa Kinh tế đầu tư. Đề tài khoa học

Một phần của tài liệu Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Thực trạng và giải pháp’’ .DOC (Trang 36 - 42)