Việt Nam, Thực trạng và giải pháp’’ 2005
Các vùng kinh tế trọng điểm đã bước đầu phát huy được thế mạnh và tiềm năng của vùng. Với tốc độ tăng trưởng gấp 1,2 – 1,3 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm tiếp tục gia tăng mức đóng góp của mình vào GDP cả nước. So với cả nước, tỷ trọng GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm tăng từ 42.5% năm 1990 lên 53.9% năm 1995 và 60.5% năm 2003.Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệo tăng từ 62.8% năm 1990 len 68.9% năm 1995 và 72.3% năm 2003. Ba vùng kinh tế trọng điểm đã đóng góp 60% cho tăng trưởng GDP cả nước, 71.8% cho tăng trưởng công nghiệp và 59% cho tăng trưởng khu vực dịch vụ trên 70% giá trị hàng xuất khẩu và khoảng 73% thu ngân sách của cả nước.
4. SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ LÃNG PHÍ, THẤT THOÁT ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trong sơ đồ dưới đây, thể hiện mối quan hệ và nguyên nhân của dàn trải, kéo dài, kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí và tổn thất vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản
Thất thoát lãng phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.Ví
dụ về đầu tư lãng phí thất thoát trong xây dựng cơ bản:
Sai phạm về tài chính (Tỷ đồng) Năm Số DA đã thanh tra Tổng vốn ĐT (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 871 2002 17 9.385 13.6 1235 2003 14 8.193 19 1134 2004 64 6.000 18.9 402 2005 84 2054.2 19.6
(Báo cáo của Chính phủ về đầu tư xây dựng cơ bản trước QH 06/11/2005) 5. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẾN TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC –
CÔNG NGHỆ VÀ KHẢ NĂNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
5.1 Về đầu tư đổi mới công nghệ
Trình độ KHCN của ta nói chung thấp hơn hẳn so với đa số các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó chúng ta lại khá lúng túng trong việc hình thành, triển khai chiến lược đầu tư thích hợp để nâng cao trình độ KHCN
Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp
Mức đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt khoảng 3% doanh thu/ năm trong khi tỷ lệ này ở các nước tiên tiến là gần 30%/năm
Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN trong thời gian dài còn chưa được chú trọng đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ tầng KH&CN lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp.
TS Lê Xuân Bá, phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, dẫn chứng: doanh nghiệp trong nước mới chỉ đầu tư 0,2-0,3% doanh thu cho đổi mới công nghệ, trong khi ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%.... Ông nêu ra thống kê khác: có đến 76% máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trong nước thuộc thế hệ những năm 50-60 của thế kỷ trước; 75% thiết bị đã hết khấu hao và 50% là đồ tân trang. “Thiết bị hiện đại chỉ ở mức 10%, trung bình chiếm 38%, còn loại lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%”
Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 80% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới. Đa số doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước và năng lực để đầu tư đổi mới công
nghệ rất hạn chế.
Việc đầu tư công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ còn hạn chế, nên công nhân làm việc theo kiểu thủ công. Ảnh: Bá Hoạt
Mức độ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D): Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp còn rất khiêm tốn, chỉ vào khoảng 3% doanh thu mỗi năm, bằng 22,22% so với các chi phí khác. Các doanh nghiệp đầu tư cho R&D chủ yếu là các DN cổ phần, DN nhà nước và các tổ chức KH&CN chuyển đổi thành DN KH&CN. Các DN ngoài quốc doanh hầu như không chi cho R&D. Trong chi phí cho R&D, chi phí tiếp nhận công nghệ và bí quyết không hàm chứa (thiết kế công nghiệp và mỹ
thuật) chiếm 28,57%; mua bằng sáng chế và giấy phép khai thác chiếm 11,11%; các hoạt động khác như mua máy móc, thiết bị với tính năng cải tiến chiếm 38,1%.
5.2 Tác động của việc đầu tư chất lượng chưa cao, chưa hiệu quả dẫn đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng xấu năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng xấu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Bảng: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của VN
Năm xếp hạng Thứ hạng cạnh tranh trong ngắn hạn
Thứ hạng cạnh tranh trong dài hạn Năm 1998 với 53 quốc gia 43/53
Năm 1999 với 58 quốc gia 50/58 52/58
Năm 2000 với 58 quốc gia 53/58 52/58
Năm 2002 với 75 quốc gia 60/75
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Bảng: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của VN
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Xếp hạng
60/102 77/104 74/111 77/122 68/131 70/134 75/133
Nguồn Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
Theo số liệu bảng trên, chỉ số cạnh tranh quốc tế của Việt nam cả trong ngắn hạn và dài hạn ngày càng lùi xa vị trí xếp hạng đầu tiên trong bảng. Từ đó cho thấy, trong thời gian gần đây, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn rất yếu kém so với nhiều nước khác, thậm chí còn có sự thụt lùi. Điều này cũng gián tiếp phản
ánh chất lượng tặng trưởng còn hạn chế và cần phải được cải thiện mạnh nhằm mục tiêu chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu.
Trên góc độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh cũng có sự suy giảm, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do: nhận thức về đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế, cơ chế chính sách cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa hoàn thiện và đồng bộ