ĐẦUTƯ GÓP PHẦN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ THỰC HIỆN CÔNG BĂNG XÃ HỘI.

Một phần của tài liệu Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Thực trạng và giải pháp’’ .DOC (Trang 47 - 51)

BĂNG XÃ HỘI.

Với chính sách đổi mới, mở cửa và kiên trì theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Việt nam được Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những điển hình về xoá đói giảm nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Việt Nam vẫn không thể tránh khỏi một thực tế mà nhiều nước công nghiệp hoá mắc phải đó là phân hoá giàu nghèo đang trở thành một vấn đề xã hội và ngày càng trở nên sâu sắc. Hiện tại, ở Việt nam vẫn còn một tỷ lệ lớn trong dân cư có mức sống cận giới hạn nghèo.

6.1 Đầu tư tác động đến mức sống của người dân

6.1.1 Tăng thu nhập

Cùng với việc tăng quy mô đầu tư và mở rộng sản xuất, vấn đề việc làm đã được giải quyết cho một bộ phận lớn dân cư. Từ năm 2001 đến nay , số người có việc làm tăng thêm 5,55 triệu người , bình quân mỗi năm tăng thêm từ 900 nghìn đến 1.3 triệu việc làm mới.Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 820 USD /năm xếp thứ 122 trên 177 quốc gia (2007), thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 960 USD/năm và như thế chúng ta không bị xếp vào nước có thu nhập thấp, nói

cách khác là nước nghèo" và đến năm 2009 thì đã tăng lên 1023 USD/năm. “Như vậy, so với kế hoạch 5 năm là 1.050 - 1.100 USD/người vào 2010 thì chúng ta hoàn thành kế hoạch trước một năm”, Thủ tướng phát biểu

Đời sống của bộ phận những người làm công ăn lương cũng tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực Nhà nước năm 2009 đạt 3084,8 nghìn đồng, tăng 14,2% so với năm 2008, trong đó thu nhập của lao động trung ương đạt 3979,1 nghìn đồng, tăng 16,1%; địa phương đạt 2532,9 nghìn đồng, tăng 13%

6.1.2 Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm

Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Số hộ giàu tăng lên và đến nay đã đạt trên 10% ,số hộ nghèo giảm xuống từ 55% (1989)xuống còn 11.4(2000 ). Và đến năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh giá là quốc gia thành công nhất trong “sự nghiệp” chống nghèo đói.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ còn khoảng 13% (tương đương 2,4 triệu hộ), giảm gần 2% so với năm 2007.Và đến năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo là ước dưới 11%

Theo chuẩn nghèo được đề xuất tăng gấp 1,5 lần hiện hành này, hộ nghèo là những hộ có thu nhập 300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 390.000 đồng đối với khu vực thành thị.

Theo báo cáo của các địa phương, năm 2009 trên địa bàn cả nước có 676,5 nghìn lượt hộ với 2973,3 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 29,4% số lượt hộ và giảm 26,2% số lượt nhân khẩu thiếu đói so với năm trước. Để khắc phục tình

trạng thiếu đói, các cấp, các ngành và địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 43 nghìn tấn lương thực và 65,2 tỷ đồng, riêng tháng 12/2009 hỗ trợ 5,3 nghìn tấn lương thực và 23,9 tỷ đồng.

6.1.3 Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện và từng bước nâng cao hơn

Đến nay ở Việt Nam có 89,4% xã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,8% xã có trường tiểu học và 99% xã có trạm y tế. Số người đi học bình quân tính trên 1 vạn dân đã tăng từ 1834 người năm 1990 lên 2171 năm 1995. Tỷ lệ người biết đọc, biết viết tăng từ 88% năm 1989 lên 93% năm 2000. Ngoài ra nhiều mục tiêu được đề ra trong những năm trước đó thì nay chúng ta đều đạt được hoặc đạt vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1% (2007), tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25% (2007). Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi.Phần lớn người dân Việt Nam đã có những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt như điện, nước sạch...Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô ...và các phương tiện sinh hoạt cao cấp khác ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Cơ sở vật chất của các trường phổ thông đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn nên năm học 2008-2009 cả nước có 444 nghìn phòng học cho cả ba cấp, tăng 5,4 nghìn phòng so với năm học trước. Sau một năm triển khai thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, đã xây dựng được 9,5 nghìn phòng học và 16,6 nghìn phòng học khác đang xây dựng, đạt 88,1% kế hoạch; 4,2 nghìn nhà công vụ đã xây dựng hoàn thành và 4,9 nghìn nhà công vụ khác đang xây dựng, đạt 93,1%.

6.1.4 Chỉ số phát triển con người

Chỉ số HDI phản ánh mức sống lâu và khỏe mạnh (đo tuổi thọ trung bình); được học hành (đo tỉ lệ biết chữ ở người lớn và tỉ lệ nhập học chung trong giáo dục) và mức sống (đo bằng thu nhập GDP theo sức mua tương đương PPP). Tuy nhiên, chỉ số này chưa phản ánh một số chỉ số lên quan khá quan trọng khác như bình đẳng giới, mức độ tôn trọng quyền con người. Như vậy, trong giai đoạn 1985- 2007, mỗi năm HDI của VN tăng thêm 1,16% (từ 0,561 lên 0,725), tuy rằng có lúc nền kinh tế tăng trưởng chậm, do tác động của khủng hoảng.

Nhờ chú trọng vào giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, hạn chế tỷ lệ sinh ... nên chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Chỉ số này đã tăng từ 0,464 năm 1992 lên 0,773 năm 2007 , xếp thứ 105 trong 177 nước đang xếp hạng, tăng 4 bậc so với năm 2006 .Ngoài ra so với nhiều nước có thu nhập thấp khác, Việt Nam đi đầu về các chỉ số tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở người lớn. Xếp hạng tương ứng của Việt Nam ở hai chỉ số này là 56 và 57. Sáng 5/10/2009, Liệp Hợp Quốc (LHQ) đã công bố đồng loạt trên toàn cầu báo cáo Phát triển con người 2009 với số liệu lấy từ năm 2007. Theo đó, về chỉ số phát triển con người (HDI), Việt Nam xếp thứ 116/182 nước.

6.1.5 Ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư tới các vấn đề xã hội và môi trường

Khi các dự án đầu tư được triển khai thì vấn đề giải toả và đền bù cho người dân trên những vùng đất bị quy hoạch để xây dựng nhà xưởng, văn phòng....đã được triển khai trước đó. Nếu các hoạt động trong quá trình quy hoạch không được thực hiện thoả đáng, nhiều người dân sau khi bị mất đất canh tác lại không có việc làm ...thì tất yếu những tiêu cực xã hội sẽ xảy ra.

Một số dự án đầu tư có mức độ nguy hại cao đối với mối trường tự nhiên, khi thực hiện không chỉ gây nguy hại cho môi trường sinh thái mà có thể còn gây nguy hại cao đến sức khoẻ của người dân xung quanh.

6.2 Tác động của đầu tư đến công bằng xã hội, bình đẳng giới:

Ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trẻ em gái được học hành ít hơn trẻ em trai. Như vậy tức là đầu tư nhiều vào giáo dục đối với nam giới đồng nghĩa với đầu tư nhiều hơn vào các ngành sử dụng nhiều lao động nam. Tuy nhiên với việc bùng nổ đầu tư, các dự án đầu tư len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thì đồng nghĩa với nó là việc mở ra nhiều cơ hội hơn đối với phụ nữ. Trình độ, nhận thức và vị thế của người phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội ngày càng được nâng cao.

Bất bình đẳng giới về phát triển con người càng lớn thì GDI của nước đó càng thấp so với HDI. Đối với Việt Nam, giá trị GDI là 0,732 so với HDI là 0,733, tương đương 99,9%. Trong số 156 nước có hai giá trị này, chỉ có 8 nước có tỉ số cao hơn Việt Nam.

Trong số 93 nước, Việt Nam đứng thứ 52 về chỉ số GEM, với giá trị là 0,561,đó là một thành tích lớn mà Việt Nam cần tiếp tục phát huy

7. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ, NHẬN ĐỊNH NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Thực trạng và giải pháp’’ .DOC (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w