KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm TP lạng sơn tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 43)

4.1. KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập và viết báo cáo chuyên đề, nay chuyên đề hoàn thành, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Cần phải phát huy tối đa những thuận lợi và khắc phục những khó về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP. Lạng Sơn để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng là công tác xã hội phức tạp đòi hỏi phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành. Muốn làm tốt công tác này phải làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức của người dân. Nhà nước cần ưu tiên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đến vùng sâu, vùng xa, đầu tư phát triển sản xuất và các yêu cầu khác của người dân về văn hóa, xã hội. Đặc biệt cần xác định được cơ cấu nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành từ Trung ương đến địa phương.

- Hạt kiểm lâm Lạng Sơn thực hiện tốt công tác tham mưu, chỉ đạo cho cấp tỉnh và huyện về bang hành các bản chỉ đạo trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Hạt kiểm lâm Lạng Sơn - Lạng Sơn trong 3 năm (2006 - 2008) Hạt kiểm lâm đã phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức nói chuyện chuyên đề, ký cam kết, tuyên truyền lưu động về công tác phòng cháy chữa cháy rừng tới từng thôn, bản trong địa bàn.

- Hạt kiểm lâm Lạng Sơn đã chuẩn bị và thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Hàng năm cho xây dựng và mua sắm thêm các công trình, các trang thiết bị cần thiết cho việc thực hiện PCCCR.

- Mặc dù công tác PCCCR được quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía Đảng Ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục kiểm lâm tỉnh và các cấp các ngành trong tỉnh và đặc biệt ở TP. Lạng Sơn, nhưng do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên cao, người dân vẫn vào rừng để chặt củi, đốt ong, đốt nương làm rẫy, đốt lửa trại của học sinh... gần khu vực có rừng, nên cháy rừng vẫn xảy ra. Hầu hết các năm đều xảy ra cháy rừng, cao nhất là năm 2007 để xảy ra 13 vụ, thiệt hại 31,97 ha, năm 2009 có 8 vụ thiệt hại 25,46 ha...

- Dựa trên những thuận lợi và khó khăn trong công tác PCCCR ở Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn chúng tôi đã đề xuất những giải pháp hữu ích nhằm giúp cho việc triển khai công tác PCCCR những năm tới được tốt hơn.

4.2. TỒN TẠI

Đề tài đã đánh giá và đạt được những kết quả nhất định, song vẫn cong một số tồn tại như sau:

- Thời gian thực hiện chuyên đề ngắn, vì vậy mới chỉ đánh giá được công tác PCCCR trong 6 năm gần đây, nếu có thời gia và kinh phí nên đánh giá nhiều năm hơn, khoảng 10 năm trở lên thì kết quả có độ tin cậy cao hơn, vì diễn biến của cháy rừng rất phức tạp, khí hậu hàng năm thay đổi thất thường...

- Chuyên đề mới chi nghiên cứu trong phạm vi hẹp, là: Mới chỉ đánh giá được thực trạng công tác PCCCR ở Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn và đề xuất giải pháp. Chưa đi sâu nghiên cứu được về vật liệu cháy, các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng, các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng...

4.2. KIẾN NGHỊ

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo nhằm theo dõi, đánh giá công tác PCCCR với thời gian nghiên cứu dài hơn.

- Cần có những nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu vật liệu cháy, đánh giá các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng ở khu vục nghiên cứu.

- Tiếp tục theo dõi đánh giá quá trình hoạt động và hiệu quả của các hoạt động của công tác PCCCR để đề xuất những giải pháp kịp thời và chính xác hơn theo từng giai đoạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN & PTNT, 2007, Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký.

2. Báo cáo hiện trạng diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2011 - Hạt kiểm lâm Lạng Sơn - Lạng Sơn.

3. Báo cáo tổng kết công tác BVR - PCCCR năm 2006; 2007; 2008, 2009, 2010, 2011 Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn.

4. Nguyễn Thị Châu (2006), Bài giảng: Luật hành chính lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2005) Nhà xuất bản hành chính quốc gia.

6. Lê Sỹ Trung, Đặng Thị Kim Tuyến (2004), Giáo trình: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Nxb Nông nghiệp.

7. Tập san: Kiểm lâm Lạng Sơn - 35 năm xây dựng trưởng thành. Xuất bản năm 2009.

8. http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/Baove-va-PCCCR số liệu thống kê 2008, Cục Kiểm lâm.

9. www.kiemlam.org.vn/.../Van-ban-phap.../Nghi_dinh

11. WWW.mot.gov.vn, Quyết định số: 02/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án:

"Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm”, giai đoạn 2007 - 2010. Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2007

12. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx, Kỹ thuật xử lý vật liệu cháy (16 - 11 - 08).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm TP lạng sơn tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w