Những khó khăn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm TP lạng sơn tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 37)

14 Bàn dập lửa (cái) 40 15Khẩu trang (cái)

3.3.2. Những khó khăn

Thành phố Lạng Sơn thuộc địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối từ 250m - 800m. Thành phố Lạng Sơn nằm trong thũng lũng dạng hình thoi, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Trong thung lũng của các núi sót đá vôi ở phía Tây Kỳ Lừa như Tam Thanh, Nhị Thanh và nằm rải rác ở một số nơi như: Chùa Tiên, Đông Kinh… Đồi núi chiếm diện tích khá lớn trong vùng nghiên cứu, địa hình phức tạp, nên rất khó khăn trong việc tiếp ứng kịp thời các đám cháy rừng...

Thành phố Lạng Sơn nằm trong phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít từ 100mm đến 200mm. Nhiệt độ trung bình từ 10-200C, cá biệt có ngày đến dưới 00C, có hiện tượng tuyết rơi trên đỉnh nùi Mẫu Sơn. Trong mùa khô có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn. Đây là giai đoạn trong năm thường xuyên xảy ra cháy rừng.

Ý thức bảo vệ rừng của người dân chưa cao, đa số các vụ cháy rừng đều do người dân vô ý, không kiểm soát được việc dùng lửa gây ra…

Việc triển khai các văn bản chỉ đạo về PCCCR từ cấp xã đến thôn, bản, tổ dân phố còn chậm trễ…

Các chủ rừng chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác PCCCR; chưa chủ động phát dọn vệ sinh rừng do mình quản lý.

Đa số các vụ cháy rừng đều không xác định được thủ phạm gây ra cháy rừng để xử lý nên chưa có tính giáo dục, răn đe cao.

Chế độ bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy chưa cao, chưa được kịp thời.

Chưa chú ý đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với công tác PCCCR, như: Trồng rừng hỗn giao, sử dụng cây bản địa, cây lá rộng làm đường băng cản lửa…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm TP lạng sơn tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w