Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm TP lạng sơn tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 36)

14 Bàn dập lửa (cái) 40 15Khẩu trang (cái)

3.3.1. Những thuận lợ

* Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn; Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục kiểm lâm; UBND TP. Lạng Sơn đã phối kết

hợp tốt giữa các ban - ngành - địa phương xã trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó còn có sự lãnh đạo của Chi bộ, công đoàn và chính quyền của Đội luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng nhau đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

* Thành phố Lạng Sơn có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông, như: + Tuyến đường sắt chặt từ Hà Nội qua Bắc Ninh, Bắc Giang lên Lạng Sơn và nối với đường sắt Trung Quốc.

+ Các tuyến đường bộ:

- Quốc lộ 1A: Hà Nội - Lạng Sơn - Quốc lộ 1B: Lạng Sơn -Thái Nguyên - Quốc lộ 4A: Lạng Sơn - Cao Bằng - Quốc lộ 4B: Lạng Sơn - Quảng Ninh

Đặc biệt là tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn đã được nâng cấp, mở rộng rút ngắn thời gian đi lại giữa hai thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa các khu vực nói trên. Ngoài đường quốc lộ, trong vùng còn có các tuyến đường liên huyện từ thành phố đi các nơi trong tỉnh. Đây cùng là thuận lợi cho công tác PCCCR khi có hiện tượng cháy rừng xảy ra.

* TP. Lạng Sơn có hệ thống sông ngòi và hỗ chưa nước tương đối lớn, nên có thể huy động cho việc đạp tắt lửa rừng nếu xảy ra cháy rừng, như:

- Các sông suối phân bố ở phần phía Nam thành phố Lạng Sơn và một số nơi khác trong vùng. Sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố theo hướng từ Đông sang Tây.

Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn ở phía Đông, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc đến vùng nghiên cứu sông uốn lượn rồi chảy theo các phương khác nhau đến Thất Khê, sông chảy vào sông Bằng Giang (Trung Quốc). Lưu lượng của sông thay đổi từ 4,48m3/s về mùa khô, đến 7396m3/s về mùa mưa.

- Trong vùng nghiên cứu có ba con suối là các suối Na Sa, suối Lau Li và suối Ki Ket. Các suối có chiều rộng từ 1m đến 20m. Suối có nhiều nước vào mùa mưa và ít nước và mùa khô.

Bảng 3.6. Diện tích và dưng lượng nước các hồ đập phục vụ cho PCCCR Tên đập nước Diện tích mặt nước

(ha) Dung tích (1.000 m3) Hồ Nà Tâm 25,6 2.150 Hồ Thâm Thỉnh 22,0 960 Hồ Bó Diêm 4,0 130 Đập Phai Chia - 70 Hồ Lẩu Xá 6,5 420 Hồ Pò Lương 2,0 164 Hồ Bó Chuông 9,0 450

Dây là điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân huy động nước để dập tắt lửa rừng khi xảy ra cháy rừng.

* Về cơ bản, nhận thức của người dân đã được nâng lên về vai trò của rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng trong đó có công tác phòng cháy chữa cháy rừng, lợi ích từ rừng mang lại đã thể hiện rõ. Người dân TP. Lạng Sơn ngàn đời đã sinh sống, phát triển trên mảnh đất của mình, luôn gắn bó để xây dựng quê hương, bảo tồn, phát huy văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội.

* Lực lượng kiểm lâm Hạt kiểm lâm TP. Lạng Sơn luôn đoàn kết, tinh nhuệ, năng lực và có trách nhiệm cao. Gắn bó với nhân dân, với rừng để cống hiến sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế - xã hội của TP Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm TP lạng sơn tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w