14 Bàn dập lửa (cái) 40 15Khẩu trang (cái)
3.4.3. Biện pháp lâm sinh
Biện pháp lâm sinh biện pháp kỹ thuật thông qua công tác kinh doanh, quản lý rừng như thiết kế trồng rừng, chọn loài cây trồng, phương thức trồng. Các biện pháp lâm sinh tác động, khai thác, vận chuyển ... nhằm tạo ra những khu rừng khó cháy hoặc hạn chế được sự lây lan của đám cháy. Đây là biện pháp phòng cháy tích cục và chủ động mang lại hiểu quả cao tạo tiền đề vững chắc phục vụ quá trình chữa cháy nếu có cháy rừng xảy ra.
+ Xây dựng đường băng cản lửa
+ Trồng rừng hỗn loài, chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, có tính thích hợp với nhiều loại đất, có cành lá xum xuê, khả năng tái sinh tốt, sinh trưởng nhanh, đáp ứng lợi ích kinh tế (Keo lá tràm, keo tai tượng, vối thuốc răng cưa, Tống quá sủ...).
+ Vệ sinh rừng dọn cánh nhánh, loại bỏ những cây già cỗi, cong queo, sâu bệnh, chết... xử lý trước mùa khô. Nếu có điều kiện tiến hành thu chặt bỏ những cây buih thảm tươi dễ cháy, dọn cành khô, lá rụng để phòng cháy lan.
+ Xây dựng kênh phòng cháy để chứa nước, duy trì độ ẩm cho tầng thảm mục phục vụ việc chữa cháy.
+ Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy. Giao khoán rừng cho các hộ gia đình, cá nhân để họ có các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đốt trước vật liệu cháy. Đây là biện pháp làm giảm vật liệu cháy trong rừng bằng cách chủ động đốt những vật liệu dễ cháy ở các khu rừng có nguy cơ cháy cao.
+ Theo dõi và phát hiện lửa rừng. Kiểm lâm viên địa bàn phải thường xuyên theo dõi phát hiện lửa rừng, tuần tra, quan sát trên các chòi canh lửa, các trạm hoặc điểm đặt...