Rong tươi sau khi rửa sạch đem chiết ethanol tại các nồng độ 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900, 9905 với tỷ lệ DM:NL 4,5:1 ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Sau đó tiến hành cân khối lượng chất khô.
Kết quả thí nghiệm xác định nồng độ ethanol được thể hiện ở hình 3.1
Hình 3.1. Khối lượng chất khô phụ thuộc vào nồng độ ethanol.
Nhận xét:
Theo hình 3.1, nồng độ ethanol ảnh hưởng đến khối lượng chất khô thu được, cụ thể:
- Ở nồng độ 100 khối lượng chất khô thu được có giá trị 0,024g là thấp nhất. Khi tăng lên 300 thì khối lượng chất khô gấp 2 lần ở nồng độ 100.
- Tiếp tục tăng nồng độ lên 800 thì khối lượng chất khô tiếp tục tăng tuy nhiên khi tăng đến nồng độ 900 thì khối lượng chất khô có xu hướng tăng châm, không đáng kể.
Thảo luận:
Thực tế cho thấy, nồng độ ethanol càng tăng thì khối lượng chất khô thu được càng tăng. Khi chiết rong với nồng độ ethanol thấp thì trong dịch chiết sẽ có mặt các glucoside, tannin, đường, muối vô cơ hầu hết các chất này đều tan được nên khi cô
đặc và chiết lại bằng ethanol tuyệt đối, các chất này tạo thành kết tủa cộng kết với các
chất chuyển hóa thứ cấp làm mất đi một lượng đáng kể, đồng thời, nồng độ ethanol
thấp độ phân cực của dung môi cao, các hợp chất không phân cực sẽ tan vào dung
môi ít hơn.
Khi chiết rong với nồng độ ethanol cao (800, 900, 9905) thì dịch chiết thu được
sẽ có mặt nhiều hợp chất ít phân cực trong các nhóm ankaloid, flavonoid, các hợp
chất phenol, nhựa, acid hữu cơ, tannin dưới dạng muối hữu cơ hoặc dẫn xuất, với
nồng độ ethanol từ 50% trở lên và đặc biệt là từ 80% trở lên các polysaccharide phân cực cũng như không phân cực, các protein hầu hết đều bị kết tủa không lẫn được vào dịch chiết, do đó toàn bộ các chất tan trong dung môi hầu như sau khi cô cạn và chiết
lại bằng ethanol đều là chất chuyển hóa thứ cấp.
Ở mức 800, 900, 9905 khối lượng chất khô tăng không đáng kể, mặt khác nồng độ ethanol càng cao thì càng tốn chi phí.
Do đó chọn nồng độ ethanol 800 là thích hợp nhất.