Cơ cấu quản lý của agribank

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn argribank (Trang 38 - 42)

Hội đồng quản trị, ban giám đốc, các ban giúp việc trực thuộc ban giám đốc, văn phòng đại diện

- Đánh giá

Để trở thành 1 ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng như ngày nay, ban lãnh đạo của agribank đã cố gắng không ngưng trong mọi mặt để nâng cao hiệu quả công việc.

Tuy nhiên Những năm gần đây việc các cán bộ của Ngân hàng Agribank vị phạm pháp luật một cách nghiêm trọng ngày càng nhiều. Điều này cho thấy hệ thống quản lý của Ngần hàng uy tín hàng đầu Việt Nam còn buông lỏng

Năm 2013, Agribank cũng là một trong số những ngân hàng dính phải nhiều “lùm xùm” về lãnh đạo bị bắt. Hàng chục vụ án liên quan đến Agribank được điều tra xét xử, các cựu Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc nhiều chi nhánh thuộc Agribank đã bị bắt giam. Vụ việc gần đây nhất và đang gây “sốt” trong ngành ngân hàng là việc ông Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó Tổng Giám đốc Agribank bị Cơ quan Công an bắt giam (ngày 9.1.2014) với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lên tới 3.900 tỉ đồng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội. Ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng Giám đốc Agribank cũng bị bắt giam trước đó ngày 23.1.2013 cùng tội danh trên.

Phần 4: Đánh giá chiến lược

Hiện thực cho thấy rằng so với kì vọng vào thời điểm từ 2009- 2011 Agribank

đã có những biến động như sau: Dư nợ tăng từ 354112 tỷ- 433476 tỷ VNĐ từ năm 2009- 2011, Tỉ lệ nợ xấu tăng từ 2,6% – 6,1% nhưng thu ngoài tín dụng lại tăng đều

Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, tính đến ngày 15/7/2012 tất cả các khoản lãi suất nợ cũ tại ngân hàng này đều đã xuống mức 15%/năm.

Riêng đối với các lĩnh vực vốn ưu tiên của Chính phủ, lãi suất trần tối đa là 13% với sản xuất nông thôn, xuất khẩu, phát triển công nghiệp phụ trợ.

Các khoản vay cũ được điều chỉnh về mức lãi suất mới, thấp hơn có ảnh hưởng đến doanh thu là lợi nhuận của các ngân hàng. Từ đầu năm 2012 có 5 lần hạ lãi suất từ 19% - 20% hạ xuống thấp hơn rất nhiều, thậm chí đối với lĩnh vực xuất khẩu lãi suất thấp nhất chỉ còn 10,5%.

Theo tính toán sơ bộ, việc giảm lãi suất làm doanh thu của Agribank giảm khoảng 8.500 tỷ đồng. Nhưng TGĐ cho rằng, đây là cần thiết vì hoàn toàn phải chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp. Nếu lãi suất cao quá, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp không chịu nổi sẽ dễ dẫn tới phát sinh nợ xấu của ngân hàng.

Nhìn chung do nền kinh tế suy thoái làm ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề và đặc biệt Ngân hàng không thể tránh khỏi giai đoạn khủng hoảng kéo dài này. Dù kinh doanh không được tốt như thời kì hưng thịnh nhưng Agribank vẫn luôn là điểm đến tin cậy của khách hàng ( đặc biệt là người nông dân)

- Agribank trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng là trọng tâm

. - Luôn tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt. - Mang lại cho khách hàng những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Góp phần gia tăng lợi nhuận khách hàng

- Huy động vốn Huy động vốn trong những năm qua có tăng lên,

Một điểm đáng lưu ý ở đây là nguồn vốn không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng dần, đây là điều không tốt đối với

Agribank trong việc chủ động sử dụng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư của ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan do các tổ chức rút tiền ra để đầu tư vào vàng hoặc đem gửi các NHTM khác có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó yếu tố chủ quan của ngân hàng Agribank là cán bộ làm công tác nguồn vốn chưa thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng và chưa làm tốt công tác tìm khách hàng mới.

KẾT LUẬN:

Từ việc phân tích ở trên nhóm tôi xin được đề xuất chiến lược và giải pháp để có thể thực hiện thành công chiến lược của Agribank Sai gòn trong thời gian tới

Chiến lược thâm nhập thị trường : Với chiến lược này, ngân hàng sẽ tập trung

nguồn nhân lực vật lực hiện hữu vào thị trường hiện tại, khai thác thế mạnh nổi bật của ngân hàng để tận dụng những cơ hội, đó là dùng chính sách linh hoạt, phong cách phục vụ tận tình, thủ tục đơn giản, nắm bắt cơ chế thông thoáng của nhà nước, chủ trương cổ phần hóa để tiếp cận những khách hàng mục tiêu tiềm năng và mời gọi khách hàng đặt quan hệ với ngân hàng. Để thực hiện tốt chiến lược xâm nhập thị trường, theo chúng tôi ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao công tác huy động vốn Hiện nay đa số các ngân hàng xem chính sách lãi suất như là công cụ hữu hiệu để tăng nguồn tiền gửi từ dân cư. Ngoài ra các ngân hàng còn áp dụng các chính sách khuyến mãi với các giải thưởng trị giá lớn. Tuy nhiên, theo chúng tôi việc cạnh tranh bằng lãi suất không phải lúc nào cũng tốt, ngược lại nó sẽ tạo ra những cuộc chiến không lành mạnh để giành giật khách hàng và ảnh hưởng đến chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước. Vì vậy, để thu hút nguồn vốn từ dân cư, các biện pháp cần ưu tiên thực hiện đó là: - Tiến hành chương trình thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư- doanh nghiệp bằng cách mở nhiều hình thức huy động tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau, huy động tiền gửi theo lãi suất bậc thang , thưởng lãi lũy tiến theo số dư tiền gửi…Tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ, ủy thác của các Chính phủ, các tổ chức kinh tế đối với các dự án phát triển nông thôn, dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng và nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng, một trong những giải pháp quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Sài gòn nói

riêng là cần thiết phải đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tận dụng thế mạnh của ngân hàng về trình độ của đội ngũ cán bộ, ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu cải thiện hơn nữa các quy trình nghiệp vụ sao cho rút ngắn thời gian giao dịch và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Thứ ba, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Các sản phẩm dịch vụ của Agribank hầu hết là những sản phẩm tài chính truyền thống, chính vì vậy đã phần nào hạn chế hoạt động của ngân hàng và làm giảm tính cạnh tranh. Đưa vào sử dụng các dịch vụ cao cấp và tiện lợi cho người dân để vừa đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng nhanh chóng, vừa tăng cường khả năng quản trị. Đây là giải pháp nhằm mục đích bổ sung các giá trị gia tăng khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng

Chiến lược phát triển thị trường Đây là chiến lược mà ngân hàng sử dụng các

sản phẩm và dịch vụ sẵn có để tham gia vào thị trường mới nhằm mở rộng thị phần, tăng doanh số hoạt động và tạo điều kiện tiếp cận khác hàng tiềm năng. Một số giải pháp quan trọng: Thứ nhất, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh. Mua sắm ngay những tài sản cần dùng, đặc biệt là các thiết bị tin học, đường truyền, máy phát điện, tủ, két sắt và phương tiện làm việc cần thiết phục vụ yêu cầu kinh doanh. Bổ sung hoàn chỉnh lý lịch kho tiền tại Hội sở và các phòng Giao dịch. Thứ hai, phát triển mạng lưới hoạt động kinh doanh.Trong những năm tới, ngân hàng cần tiếp tục thành lập thêm các phòng giao dịch để xây dựng thương hiệu và tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nhân sự Công tác nhân sự rất quan trọng, đặc biệt đối với chiến lược mở rộng thị trường, do đó để chuẩn bị đội ngũ nhân sự cho các chi nhánh, ngân hàng cần phải chú trọng công tác tuyển dụng, tiếp tục thực hiện các chính sách đãi ngộ xứng đáng để thu hút nhân tài, thực hiện đào tạo và đạo tạo lại cho đội ngũ nhân sự đảm bảo yêu cầu đòi hỏi trong thị trường canh tranh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian phát triển mạng lưới, ngân hàng có thể điều một số cán bộ chủ chốt ra các phòng giao dịch mới để vừa phát triển nghiệp vụ, vừa đào tạo huấn luyện cho lớp cán bộ kế cận sao cho có thể đảm đương công việc trong thời gian ngắn nhất.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động marketing. Bất kể chiến lược nào của Agribank cũng phải cần đến hoạt động marketing bởi vì nó góp phần cho việc phát triển thương hiệu của ngân hàng và đưa sản phẩm dịch vụ ra công chúng. Do đó những giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp phát triển hoạt động marketing cho chiến lược phát triển thị trường cũng cần được áp dụng cho các chiến lược khác của ngân hàng. Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ không đơn thuần chỉ là kiểm tra tài chính, tài sản nội bộ ngân hàng mà còn kiểm tra chất lượng tín dụng, tính hiệu quả, an toàn, minh bạch hồ sơ pháp lý, tài chính, thông qua đó giúp nhà quản trị phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, bổ sung những khiếm khuyết trong tổ chức chỉ đạo điều hành và trong quy chế nội bộ.

Link tham khảo:

http://ebook.ringring.vn/xem-tai-lieu/phan-tich-moi-truong-ben-trong-moi- truong-ben-ngoai-va-danh-gia-muc-do-canh-tranh-cua-agribank/5729.html file:///C:/Users/Administrator/Downloads/bao-cao-thuong-nien-agribank-2011.pdf file:///C:/Users/Administrator/Downloads/agribank---bao-cao-thuong-nien-2009--tieng-viet-.pdf file:///C:/Users/Administrator/Downloads/bao-cao-thuong-nien-agribank-2010.pdf http://agribank.com.vn/default.aspx

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn argribank (Trang 38 - 42)