* Thành tựu
Qua việc phân tích tình hình đầu tư và sử dụng kinh phí Nhà nước cũng như thực trạng quản lý NSNN cho các dự án, chúng ta có thể nhận thấy rằng Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm hơn tới việc đầu tư cho GD&ĐT.
CTMTQG GD&ĐT đã giúp ngành giáo dục và các địa phương hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2001 – 2005, bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010 trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện PCGD THCS.
CTMTQG GD&ĐT đã góp phần tăng cường đáng kể CSVC trường học từ Trung ương tới các địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng thêm phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá học sinh, sinh viên và các công trình phụ trợ; Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục. Trong đó, hệ thống trường dự bị Đại học và PTDT nội trú được ưu tiên đầu tư, nâng cấp, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
CTMTQG GD&ĐT đã hỗ trợ tích cực cho công tác BDCH giáo viên các bậc học; BDTX và bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị tưởng.
Quá trình tổ chức thực hiện CTMTQG GD&ĐT đảm bảo tính công khai, dân chủ. Các cơ sở GD&ĐT đã thực hiện nghiêm túc hướng dẫn về nội dung, mức chi và quản lý kinh phí CTMTQG GD&ĐT. Các công trình xây dựng trường học đã thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục xây dựng cơ bản, công tác mua sắm trang thiết bị được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Với cơ chế phân cấp theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động lồng ghép, bố trí kinh phí thực hiện dự án trên địa bàn. Dưới sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT đã phố hợp với các cơ quan hữu quan (Sở KH&ĐT, Sở Tài Chính, Sở Xây dựng, Kho Bạc Nhà nước và UBND cấp huyện) trong việc tổ chức thực hiện CTMTQG GD&ĐT.
Kinh phí CTMTQG GD&ĐT hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng CSVC trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, được các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT nhìn chung đã phù hợp với các quy định của Luật ngân sách và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước.
So với yêu cầu của thời kỳ mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm gần dây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực GD&ĐT nói chung và các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT nói riêng còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với lĩnh vực xã hội. Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các dự án:
- Nguồn kinh phí CTMTQG GD&ĐT do ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm còn thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành, đặc biệt là nhu cầu xây dựng phòng học mới để thay thế hơn 61.500 phòng học cấp IV (bán kiên cố) xây dựng từ những năm 1970-1980 tại các địa phương hiện đang xuống cấp nặng , ước tính cần đầu tư khoảng 11.500 tỷ đồng; ngoài ra cần hỗ trợ một số địa phương thanh toán khoản nợ gần 200 tỷ đồng đã vay các tổ chức ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chủ trương Kiên cố hóa trường, lớp học từ trước năm 2002 đến nay vẫn chưa có nguồn vốn để trả nợ.
- Công tác quy hoạch mạng lưới, kế hoạch đầu tư xây dựng CSVC trường, lớp học ở một số địa phương làm chưa tốt. Việc xây dựng dự toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT thường quá cao so với nguồn lực có khả năng đáp ứng. Việc phân bổ kinh phí theo kiểu bình quân, dàn trải, dẫn đến tình trạng nhiều công trình trường, lớp học phải thanh toán trong nhiều năm.
- Một số địa phương không thực hiện đúng quy định chung về cơ chế phân giao dự toán kinh phí và phân cấp quản lý CTMTQG GD&ĐT, nên một số Sở GD&ĐT không được tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí CTMTQG, do đó không theo dõi được quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện CTMTQG GD&ĐT.
Một số địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để điều hành CTMTQG theo quy định tại Quyết định 42, hoặc có thành lập nhưng tổ chức
hoạt động chưa có hiệu quả dẫn đến việc quản lý điều hành theo dõi tổng hợp, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện chương trình ở địa phương chưa tốt.
- Việc chấp hành chế độ báo cáo của các địa phương đối với Bộ còn chưa nghiêm, gây khó khăn cho việc tổng hợp, đánh giá và báo cáo thực hiện của ngành GD&ĐT.
- Ban chủ nhiệm CTMTQG GD&ĐT ở cấp Trung ương chưa phối hợp tốt với các ban chủ nhiệm CTMTQG của các địa phương trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện CTMTQG GD&ĐT. Chưa thống nhất phương thức điều hành cũng như các quy định, mẫu biểu báo cáo kết quả thực hiện CTMTQG GD&ĐT.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi cho một số nội dung dự án (Như công tác chống mù chữ, PCGDTH, PCGDTHCS…) còn có phần chưa đầy đủ, mức chi chưa phù hợp do đó các địa phương còn gặp khó khăn trong việc thực hiện.
Chương III
Giải pháp tăng cường hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo
3.1. Kế hoạch chi NSNN cho CTMTQG về GD&ĐT giai đoạn 2006 - 2010