(*) Với dự án chè-quả: BQLDA chè-quả phối hợp với BQLDA tỉnh đã tổ chức các chương trình đào tạo cho cán bộ thuộc CPMU và PPMU; cùng với đó là các khóa tập huấn cho các hộ nông dân bao gồm hội thảo tập huấn, toạ đàm và các khoá học được thiết kế nhằm phổ biến các thông tin về tài chính, kỹ thuật, hỗ trợ cho nông dân có đủ điều kiện vay vốn từ VBARD và Quỹ tín dụng nhân dân, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Chương trình đào tạo bao gồm các lĩnh vực về canh tác, đảm bảo chất lượng, hình thành vườn ươm, thông tin thị trường, quản lý dịch hại tổng hợp… đã được triển khai tại tất cả các tỉnh tham gia dự án. Các khoá đào tạo đã tận dụng các nguồn lực có sẵn của các Viện nghiên cứu như các cơ sở vật chất giảng dạy và nơi cư trú. Dự án đã tổ chức 287 khoá đào tạo về thông tin thị trường cho gần 15.000 người; đăng tải 576 bài báo trên trang web nhằm phổ biến các biện pháp cách tác và tiếp thị. CPMU đã tổ chức được 7 khóa tham quan học tập nước ngoài, giúp cho 118 cán bộ nâng cao kiến thức và tầm nhìn về công nghệ phát triển chè và cây ăn quả, học tập kinh nghiệm kỹ thuật, quản lý sản xuất, tiếp thị mở rộng thị trường cũng như kỹ năng QLDA vốn ODA.
Bảng 1.8: Kế hoạch và kết quả thực tế về đào tạo Đơn vị: Người Đào tạo/ tập huấn/ hội thảo Kế hoạch Thực tế QLDA, giám sát, kế toán, đánh giá môi trường 33 70 Đào tạo tiểu giáo viên/cán bộ khuyến nông 2480 7787 Số cán bộ khuyến nông được đào tạo 1950 -
Số nông dân được đào tạo về canh tác chè 1500 63224 Nông dân được đào tạo về canh tác cây ăn quả 7000 78534 Số cán bộ thuộc các PIU được đào tạo về đánh giá khoản vay 660 680 Số nông dân chủ chốt được đào tạo về kỹ thuật 1020 13140 Số nông dân được đào tạo về đảm bảo chất lượng 1950 963
Nguồn: Báo cáo hoàn thành dự án phát triển chè và cây ăn quả - tháng 12/2008
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng số cán bộ của CPMU và PPMU được đào tạo là cao hơn gấp 2 lần so với mục tiêu (70 cán bộ so với 33 cán bộ theo mục tiêu đã thẩm định). Các cán bộ này được đào tạo về quản lý dự án, kế toán, theo dõi và đánh giá, song không có trường hợp nào được đào tạo về đánh giá môi trường như yêu cầu tại giai đoạn thẩm định. Trừ các khoá đào tạo cho bà con nông dân về đảm bảo chất lượng trong chế biến và xử lý sau thu hoạch, số lượng người tham gia nhiều khoá đạo tạo/hội thảo do dự án tổ chức cao hơn so với mục tiêu. Theo BQLDA chè-quả, thiết kế dự án đã dự toán kinh phí cao và các mục tiêu của dự án lại được dự liệu thấp. Thiết kế của dự án không ăn khớp với mục tiêu về số người hưởng lợi như đã nêu ở trong khung theo dõi, thiết kế và số lượng người tham gia các khoá đào tạo. Chỉ duy nhất số nông dân được đào tạo về đảm bảo chất lượng là giảm đi do CPMU quyết định sẽ có các cán bộ chuyên trách đi kiểm tra và hướng dẫn trực tiếp quy trình kỹ thuật cũng như thu thập số liệu; đồng thời nội dung này cũng được lồng ghép trong các buổi tập huấn về kỹ thuật canh tác cho từng nông hộ. BQLDA chè-quả đã có kiến nghị tăng thêm ngân sách cho hoạt động này đồng thời mở rộng quy mô của các lớp học.
(*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây:
Vì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu giống từ các nước khác, chủ yếu là từ Trung Quốc nên công tác kiểm dịch tại cửa khẩu là một hoạt động hết sức quan trọng nhằm kiểm soát sự phát tán sâu bệnh. Vì thế dự án đã hỗ trợ Cục bảo vệ thực vật tổ chức lớp tập huấn cho 18 cán bộ về đánh giá nhanh nguy cơ dịch hại do chuyên gia Úc giảng dạy và sau đó đã áp dụng vào đánh giá dịch bệnh trên khoai tây giống nhập từ Trung Quốc, Hà Lan và
Đức. Với kinh nghiệm và kiến thức đã tiếp thu được, các cán bộ của Cục sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá với khoai tây nhập khẩu từ các nước khác, đáp ứng được các yêu cầu của hiệp định SPSS khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nguồn nhân lực cho các đơn vị hợp phần, phục vụ cho công tác nhân giống và xác nhận giống được tăng cường thông qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước. Năm 2008, 4 cán bộ phòng nuôi cấy mô của các đơn vị được đào tạo về nhân giống tại Hà Lan, 12 người được đi tham quan hệ thống nhân khoai tây giống tại Trung Quốc, 30 người được tập huấn kỹ thuật trồng củ bi từ củ siêu bi và cây in vitro, 6 cán bộ tham gia hội nghị khoai tây quốc tế tại Côn Minh và 3 cán bộ tham gia hội nghị về bảo quản và chế biến khoai tây tại Canada. Nông dân vùng dự án được hưởng lợi từ 40 lớp tập huấn (1500 người, trung bình 35-40 người/lớp) về kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm, đáp ứng những yêu cầu của thị trường tiêu thụ và chế biến. Ngoài các lớp học nêu trên còn có các sổ tay về kỹ thuật sản xuất khoai tây giống được biên soạn và in ấn, phát cho nông dân và cán bộ khuyến nông tại cơ sở.