Phối hợp với các đơn vị khác

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả.DOC (Trang 81 - 85)

- Nên giảm bớt số đơn vị chịu trách nhiệm và tham gia quản lý chung của dự án vì như vậy sẽ không xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai và việc quản lý sẽ bị chồng chéo. Như cơ chế hiện nay thì chịu trách nhiệm chung, toàn diện về việc thực hiện dự án gồm có Bộ NN&PTNT, ban chỉ đạo dự án, BQL các dự án nông nghiệp, BQLDA trung ương do đó việc phối hợp, báo cáo giữa các cơ quan này rất mất thời gian và không hiệu quả. Do đó, khi Bộ NN&PTNT đã ủy quyền cho BQLDA trung ương thì nên giao quyền quyết định

cho giám đốc dự án để BQL có thể tự chủ hơn và phản ứng kịp thời với các yêu cầu của dự án.

- Tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị tham gia thực hiện dự án, đặc biệt là trong khâu lập kế hoạch của các PPMU. Các PPMU là đơn vị giám sát trực tiếp việc thực hiện dự án ở địa phương mình nên nắm rõ được các khó khăn của địa phương tuy vậy khi lập kế hoạch cần có sự phối hợp với các PPMU khác chứ không phải chỉ trình kế hoạch giải ngân của địa phương mình rồi ngồi chờ CPMU điều phối nguồn lực giữa các tỉnh.

- Cần tiếp tục quan điểm giúp đỡ cả khối nhà nước (xác nhận, kiểm định chất lượng, đăng ký -cấp phép) và tư nhân (thương mại, nhập khẩu và nhân giống) song cần chú ý hơn tới khối tư nhân. Từ quan điểm trên cho thấy cần điều chỉnh số đơn vị hợp phần tham gia dự án cho phù hợp ví dụ như cần có thêm sự phối hợp của Viện Kinh tế nông nghiệp, Phòng kiểm dịch-cục bảo vệ thực vật, Cục chế biến và ngành nghề nông thôn và trường Đại Học Nông Nghiệp I tham gia vào cơ cấu thực hiện dự án.

- PPMU nên có thể thay đổi các quy định và các thủ tục đối với việc thực hiện dự án tại địa phương mình càng sớm càng tốt. Các chương trình đào tạo và chuyến thăm quan học tập nên được thực hiện để hỗ trợ trợ cho công việc thực hiện dự án. Dựa vào kinh nghiệm của dự án này, dự án nên phân quyền cho cấp tỉnh. Tuy nhiên, Ban quản lý dự án của tỉnh nên thiết lập một hệ thống chỉ đạo và đánh giá, tiến hành các đoàn kiểm tra thường xuyên nhằm hỗ trợ cho các cơ quan địa phương.

- Việc quản lý, phê duyệt các hoạt động chung của dự án cần tập trung thống nhất vào BQLDA trung ương, Bộ NN&PTNT khi đã giao trách nhiệm quản lý chung toàn bộ dự án cho CPMU thì cũng nên nên tin tưởng và ủy quyền hơn nữa cho đơn vị này để có thể tự quyết một số hạng mục không lớn thay vì phải giải trình chi tiết và chờ phê duyệt trước khi được Bộ đồng ý cho thực hiện như hiện nay. Như vậy có thể tiết kiêm được rất nhiều thời gian và tạo ra tính linh hoạt, chủ động trong việc thiết kế và thực hiện dự án.

- Tăng cường hơn nữa tính tự chủ ở địa phương, BQLDA trung ương nên tiến hành thực hiện một bản ghi nhớ giữa các Ban quản lý dự án tỉnh, Viện Nghiên cứu, VBARD và hoặc đơn vị tài chính tham gia dự án và hệ thống hành chính Nhà nước ngay từ khi bắt đầu dự án. Một kế hoạch hành động khung thời gian để thực thi những cải cách này nên được miêu tả một cách rõ ràng và thống nhất giữa các bên, và các hành động cụ thể nên được xác định một cách rõ ràng thêm các điều kiện giải ngân các quỹ vay.

- Cải cách thủ tục hành chính hiện nay đang theo hướng phi tập trung hóa, tức là phân quyền về cho các cấp quản lý cơ sở và địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ NN&PTNT vẫn còn rất lúng túng trong công tác cải cách hành chính và phân quyền đối với các dự án. Điều này đòi hỏi Bộ phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác nghiên cứu về tổ chức, phân rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân và tổ chức tham gia quản lý và thực hiện dự án để tránh tình trạng rất nhiều cán bộ có quyền lực đối với dự án nhưng lại không có trách nhiệm khi dự án chậm giải ngân. Do các thủ tục hành chính trong quản lý tài chính của nước ta hiện nay còn mang nặng tính hình thức, thủ tục giấy tờ rườm rà, có quá nhiều quy định và khâu trung gian nên nảy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến các khâu chạy thủ tục giấy tờ còn quan trọng hơn các công việc kỹ thuật phục vụ thực hiện dự án. Do đó trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách cần có sự phối hợp và lấy ý kiến của nhiều đơn vị tham gia dự án cũng như của các cơ quan quản lý ngành để đưa ra những quy định nhất quán, hợp lý và có thể linh hoạt với hoàn cảnh hiện tại của từng địa phương. Các văn bản hướng dẫn này cũng cần được rà soát cẩn thận, tránh tình trạng văn bản cũ và văn bản mới quy định chồng chéo, cản trở lẫn nhau gây khó khăn cho việc áp dụng. Các quy định này cũng cần cố gắng hài hòa hóa các thủ tục hành chính với tổ chức tài trợ bằng cách tuân theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO và các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

- Dự án cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với nhiều dự án khác do GTZ quản lý ở Việt Nam, Trung Quốc và Đức và với trung tâm khoai tây quốc tế ở Peru; các hợp phần giống khác được tài trợ bởi DANIDA.

- Rút kinh nghiệm từ dự án phát triển chè và cây ăn quả, dự án cần có sự phối hợp với các chương trình khuyến nông của địa phương. Ngoài việc trao đổi thông tin về chương trình và kỹ thuật canh tác còn cần lồng ghép các nội dung, thông tin tuyên truyền của dự án với các chương trình khuyến nông của địa phương. Các cán bộ khuyến nông tỉnh cần được biết thông tin về dự án và phối hợp với dự án. Việc phối hợp giữa hai hoạt động này sẽ tiết kiệm được chi phí truyền thông, tập huấn cho nông dân đồng thời cũng sẽ phù hợp với các chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây nông nghiệp của địa phương.

- Để có thể có các tư vấn về chính sách giống, chính sách nông nghiệp như kế hoạch năm 2009 đã đề ra thì cần tiến hành các hoạt động sau: 1/ đánh giá về kinh tế khả năng cung cấp các giống khoai tây khác nhau; 2/ phát triển cơ sở dữ liệu để giám sát và đánh giá nội bộ; 3/ cập nhật các khuyến nghị đối với khoai tây giống và marketing khoai tây thương phẩm; 4/ đào tạo nhân viên trên các lĩnh vực thích hợp, phân tích và cụ thể hóa các kết luận rút ra khi phổ biến các phương pháp áp dụng tại vùng dự án; 5/ hợp tác với các cơ quan và đơn vị có liên quan để cải thiện việc marketing và chế biến khoai tây; 6/ trợ giúp kết hợp với việc phổ biến các khía cạnh liên quan đến khoai tây giống vào hoạt động khuyến nông (đối với các đơn vị nhà nước cũng như tư nhân); 7/ cung cấp các phương tiện khuyến nông (tờ rơi, sách giới thiệu…) cho các đơn vị khuyến nông thích hợp).

- Ngoài ra, với dự án phát triển chè và cây ăn quả, để có thể phát huy các thành quả mà dự án đã tạo ra, Bộ NN&PTNT nên lập một kế hoạch dài hạn cho dự án phát triển chè quả, đề ra một chiến lược lâu dài đến năm 2020 nhằm hướng dẫn họ trong việc thúc đẩy sản xuất các cây ăn quả khác nhau trong các khu vực khác nhau chủ yếu dựa vào các điều kiện đất, địa hình và khí hậu. Trong kế hoạch này cần bao gồm một khoản bổ sung

uớc tính chi phí cần thiết cho cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy thị trường.

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả.DOC (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w