a. Đánh giá rủi ro môi trường pháp lý của dự án
1.2.4. Vị trí của công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn và mối quan hệ với công
tác thẩm định:
1.2.4.1. Vị trí của công tác đánh giá rủi ro dự án:
Trong hoạt động kinh doanh nói chung rủi ro là nhân tố không thể tránh khỏi, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng vậy, rủi ro thường có phản ứng dây chuyền, lây lan và nó càng nó ngày càng có biểu hiện phức tạp hơn. Mặt khác, rủi ro cũng là một đại lượng rất khó xác định, không thể triệt tiêu hoàn toàn, vì vậy chúng ta phải biết cách phát hiện, phân tích, tính toán rủi ro từ đó đưa ra quyết định phù hợp để hạn chế rủi ro, cũng như hạn chế những ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của con người. Khi rủi ro xảy ra đối với dự án vay vốn không những các doanh nghiệp phải hứng chịu hậu quả mà đến lượt các ngân hàng – là các tổ chức cho doanh nghiệp vay vốn cũng phải chịu một khoản chi phí nhất định. Do đó trước khi quyết định cho vay ngân hàng cần xem xét mọi phương diện, tính toán đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra của dự án xin vay vốn, từ đó xác định tính khả thi của dự án từ đó đưa ra quyết định cho chủ đầu tư vay hay không.
Đánh giá rủi ro dự án trước khi cho vay vốn là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, nếu việc đánh giá rủi ro một cách toàn diện chính xác, đưa ra quyết định cho vay và khước từ hợp lý, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ việc cho vay cũng như tránh được những rủi ro không mong muốn khi cho vay đối với những dự án không có khả thi. Ngược lại, nếu quyết định cho vay là sai lầm, do sự nhận diện đánh giá rủi ro không cẩn thận và toàn diện sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng cũng như làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng
1.2.4.2. Mối quan hệ giữa công tác đánh giá rủi ro và thẩm định dự án vay vốn:
Đánh giá rủi ro là một bước không thể thiếu khi tiến hành thẩm định dự án vay vốn trước khi đưa ra quyết định cho vay. Sau khi tiến hành thẩm định những nội dung cần thiết, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đánh giá rủi ro cả về chủ đầu tư, dự án đầu tư, rủi ro tín dụng và các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Xuất phát từ những tài liệu từ phía khách hàng cung cấp cho Ngân hàng, kết hợp với những tài liệu liên quan có thể thu thập từ nhiều phương tiện thông tin, và từ việc khảo sát thực tế, cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ xem xét, phân tích, đánh giá để nhận diện những rủi ro và mức độ của các rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Sau đó cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình Đánh giá rủi ro, gửi lên trưởng phòng thẩm định
xem xét lại, rồi tổng hợp trình duyệt hồ sơ, cuối cùng Hội đồng tín dụng sẽ đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với dự án.
Có thể nói đánh giá rủi ro và thẩm định dự án là hai công tác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả thẩm định từng nội dung là căn cứ để nhận diện và đưa ra những đánh giá về rủi ro của dự án. Chất lượng của công tác thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp tới sự chẩn xác của những đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả hay không. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngược lại những đánh giá rủi ro về dự án sẽ là căn cứ quan trọng trong quá trình tiến hành tái thẩm định hồ sơ dự án vay vốn.