a. Đánh giá rủi ro môi trường pháp lý của dự án
2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước:
Nhà nước đóng vai trò là người tạo lập và quản lý môi trường kinh tế vĩ mỗ. Những quyết sách của nhà nước có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến hoạt động của các thành phần kinh tế, ban, ngành trong đó có ngân hàng. Với tốc độ phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay để có điều kiện phát triển thuận lợi các ngân hàng có một số kiến nghị với nhà nước như sau:
Một là, để xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán có định hướng lâu dài. Hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng cũng như tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho các dự án đầu tư hoạt động. Hiện nay hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng còn chịu nhiều sự điều chỉnh, chi phối của các văn bản pháp luật chồng chéo, không rõ ràng, thống nhất chính điều đó làm cho nguy cơ gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng và nhất là rủi ro đối với những dự án vay vốn ngân hàng.
Hai là, Chính phủ cần thực hiện nghiêm túc, tích cực công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ các ngân hàng và các dự án đầu tư. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, để hội nhập thành công đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong khía cạnh tài chính kế toán. Đồng nghĩa với nó là phải tiến hành việc tăng cường hoạt động trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Các công ty kiểm toán không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ kiểm toán mà nó còn tư vấn cho các doanh nghiệp, ngân hàng về tài chính, kế toán và giải pháp quản lý góp phần lành mạnh hoá hoạt động của các doanh nghiệp, dự án. Chính phủ cũng cần sớm ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp điều này sẽ giúp cho các ngân hàng có được nguồn thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp, dự án để từ đó đưa ra các quyết định cho vay hợp lý, chính xác. Giảm thiểu nguy cơ rủi ro xảy ra do thông tin sai lệch.
Ba là, các bộ, ban, ngành nhà nước cần phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc thu thập thông tin phục vụ cho công tác đánh giá và quản lý rủi ro thông qua các cơ quan nhà nước như: tổng cục thống kê, bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ ban ngành liên quan đối với từng loại dự án…
Bốn là, xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là việc làm hết sức thiết thực. Việc xây dựng được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành sẽ giúp cho các NHTM có được sự đánh giá, xem xét một cách hiệu quả trên cơ sở so sánh với trung bình ngành. Để từ đó ngân hàng có được những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng, cho vay đối với các dự án đầu tư. Ở Việt Nam hiện nay hệ thống thông tin và thống kê còn yếu kém, chưa có một chỉ tiêu trung bình chung để đánh giá hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các NHTM trong việc tiếp cận thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng, dự án (các thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số trung bình ngành về tỉ số tài chính, giá thành…). Để làm được điều này Chính phủ cần giao cho Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Tài Chính xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành.