Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận biên tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh sản phẩm nội thất tại công ty cổ phần changsing (Trang 27 - 32)

Lợi nhuận biên tế

Bảng 2.6: Lợi nhuận biên tế qua các năm

2011 2012 2013

Lãi ròng 0.3 tỷ 0.225 tỷ 0.2625 tỷ

Doanh thu 1.148 tỷ 0.865 tỷ 0.973 tỷ

Lợi nhuận biên tế 26.13% 26.01% 26.98%

Tăng/giảm tuyệt đối - -0.12% 0.97%

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận biên tế qua các năm

Lợi nhuận biên tế tại công ty qua các năm tuy có thay đổi nhưng không đáng kể, có thể nói là ổn định. Điều này cho thấy công ty kiểm soát tốt chi phí hoạt động, do đó tuy vào thời điểm khủng hoảng, doanh thu có sụt giảm nhưng công ty đã biết cắt giảm các chi phí không thật cần thiết để đẩy lợi nhuận, làm tăng lợi nhuận biên tế. Lợi nhuận năm 2013 không bằng năm 2011 nhưng xét chỉ số lợi nhuận biên tế ta thấy năm 2013 làm việc hiệu quả hơn khi 1 đồng doanh thu đem về 0.2698 đồng lợi nhuận ròng cao

hơn 0.0085 đồng so với lợi nhuận ròng đem lại từ 1 đồng doanh thu của năm 2011.

Con số này hiện tại ở mức trung bình là 26.37%, đó là dấu hiệu đáng lạc quan đối với công ty, với 1 đồng doanh thu, công ty đã thu về 0.2637 đồng lãi ròng. So với các công ty lớn thì đây là một con số đáng hãnh diện vì đối với công ty nhỏ lợi nhuận ròng kiếm được trên doanh thu lớn, công ty ít tốn kém cho việc quảng bá thương hiệu, chi phí cho nhân viên và các chi phí khác cũng ở mức thấp, tuy vậy, xét trên bình diện các công ty cùng quy mô thì lợi nhuận biên tế của công ty chỉ ngang ngửa với các công ty khác.

Suất sinh lợi trên tổng tài sản

Tài sản được phân bổ cho từng loại hình hoạt động dựa vào tỷ trọng doanh thu của loại hình đó trong cả năm.

Bảng 2.7: Suất sinh lợi trên tổng tài sản qua các năm

2011 2012 2013

Lãi ròng 0.3 tỷ 0.225 tỷ 0.2625 tỷ

Tổng tài sản 2.71 tỷ 2.87 tỷ 3.17 tỷ

Tỷ trọng doanh thu 48.7% 50.1% 48.1%

Tài sản phân phối cho kinh doanh nội thất

1.31 tỷ 1.44 tỷ 1.52 tỷ

ROA 22.9% 15.62% 17.27%

Tăng/giảm tuyệt đối - -7.28% 1,65%

Với tổng tài sản được phân phối gần 50% tổng tài sản công ty, hoạt động giao nhận bằng đường biển đã mang lại mức ROA rất khả quan. Trong đó mức ROA cao nhất là 22.9% vào năm 2011 và thấp nhất vào năm tiếp theo là 15.62%, năm 2013 lợi nhuận ròng tăng hơn 20% so với năm 2012 nhưng ROA chỉ đạt được 17.27%, cao hơn năm 2012 là 1.657%. Có thể thấy năm 2013 công ty sử dụng tài sản không mang lại hiệu quả cao, tài sản tăng thêm 0.3 tỷ nhưng ROA tăng thêm rất ít, suy thoái có thể là nguyên nhân chính nhưng nếu xem trên bảng cân đối, có thể thấy tài sản tăng lên là do lượng tiền trong công ty tăng lên, công ty đã không sử dụng lượng tiền đó để đầu tư thêm kho bãi, trang thiết bị công ty mà chỉ dùng để giao dịch nên việc tìm kiếm khách hàng chưa mạng lại hiệu quả như mong muốn.

Giai đoạn 2011 – 2013, công ty đạt ROA trung bình là 18.6%, mỗi đơn vị tài sản đã đem về cho công ty 0.186 đồng lãi ròng, trong khi mức ROA của các công ty cùng ngành khoảng 16%, như vậy công ty đang đạt mức phát triển ROA rất tốt, trong những năm tới nếu công ty biết cách biến chuyển lượng tiền thành các phương tiện làm việc và đầu tư mặt bằng trụ sở cho công ty thì chắc chắn con số này sẽ còn lên cao.

Suất sinh lợi trên vốn kinh doanh

Bảng 2.8: Suất sinh lợi trên vốn kinh doanh qua các năm

2011 2012 2013

Lãi ròng 0.3 tỷ 0.225 tỷ 0.2625 tỷ

Vốn kinh doanh phân phối cho kinh doanh nội thất

0.83 tỷ 1.05 tỷ 1.11 tỷ

ROE 36.14% 21.43% 23.65%

Tăng/giảm tuyệt đối - -14.71% 2.22%

Biểu đồ 2.8: Suất sinh lợi trên vốn kinh doanh qua các năm

Nguồn vốn kinh doanh được công ty tăng cường mỗi năm, trong đó kinh doanh sản phẩm nội thất chiếm nhiều nhất, nhưng ROE cho hoạt động này lại đi ngược với chiều hướng trên, đặc biệt sự sụt giảm ROE mạnh trong năm 2012, giảm 14.71% so với năm 2011. Năm 2013, ROE đã được cải thiện lên 23.65%, con số này vẫn cònrất thấp so với 36.14 đạt được của năm 2011. So sánh ROE với ROA từng năm, ta thấy ROE luôn lớn hơn, đó là dấu hiệu tốt thể hiện công ty đang làm ăn lên, tiền lãi thu về cao hơn so với tiền chi trả cho những người góp vốn.

Tính bình quân mỗi năm ROE của công ty là 27.07%, con số rất đáng khích lệ, số tiền lãi công ty thu về trên mỗi 100 đồng đầu tư là 27.07 đồng, thậm chí còn cao hơn ROE của nhiều công ty trong ngành. Năm nay công ty đang dự tính sẽ tăng thêm vốn kinh doanh để đầu tư các dự án ở các tỉnh liên tỉnh lân cận và miền tây, ước lượng dự án này sẽ đem lại nguồn lãi lớn góp phần đẩy ROE lên cao.

Tỷ suất chi phí trên doanh thu

Bảng 2.9: Tỷ suất chi phí trên doanh thu qua các năm

2011 2012 2013

Chi phí 0.748 tỷ 0.565 tỷ 0.623 tỷ

Doanh thu 1.148 tỷ 0.865 tỷ 0.973 tỷ

Tỷ suất chi phí trên

doanh thu 65.16% 65.32% 64.03%

Tăng/giảm tuyệt đối - 0.16% -1.29%

Có thể thấy doanh thu và chi phí luôn thay đổi qua từng năm nhưng tỷ suất chi phí trên doanh thu gần như ổn định, chỉ xê xích nhau khoảng 1%. Điều này được giải thích vì các chi phí cho kinh doanh sản phẩm nội thất chủ yếu là chi phí biến đổi như tiền đặt hàng, tiền hoa hồng, tiền vận chuyển hàng…, các chi phí này tăng giảm theo sự tăng giảm của các hợp đồng vận chuyển mà công ty ký kết, còn chi phí cố định phân bổ cho hoạt động này phần lớn là tiền lương nhân viên cho nên không có sự thay nhiều trong tỷ suất chi phí trên doanh thu.

Tỷ suất chi phí trên doanh thu của công ty là rất cao, gần 65%, công ty phải bỏ ra 65 đồng cho các chi phí để thu về 100 đồng doanh thu, chi phí quá cao làm lợi nhuận giảm lại. Nhìn lại thời gian sau 3 năm tỷ suất chi phí không giảm xuống mà lại có xu hướng tăng lên khi công ty trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, phải thường xuyên giảm giá sản phảm để giữ khách, nếu không có biện pháp chi tiêu hợp lý lợi nhuận lĩnh vực này sẽ tụt dốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh sản phẩm nội thất tại công ty cổ phần changsing (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w