Thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thanh toán séc tại SGDI.DOC (Trang 68 - 70)

II Giải pháp nhằm mở rộng khả năng thanh toán séc tại SGDI

2 Thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một trong những định hớng cơ bản và có tính chất chiến lợc trong tiến trình đổi mới toàn diện sâu sắc của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

SGDI đã luôn quan tâm đến yếu tố khoa học công nghệ trong quá trình hoạt động của mình. Trong những năm qua Sở đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: Đó là việc hoàn thiện hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử; Mở rộng thanh toán liên ngân hàng ra đến phạm vi 6 tỉnh, hoàn tất hệ thống thông tin báo cáo và giao dịch trực tiếp, lập thêm phòng vi tính để có thể chuyên môn hoá trong công tác ứng dụng các phần mềm tin học vào hoạt động ngân hàng cũng nh việc thiết kế các phần mềm cho một số nghiệp vụ chuẩn bị thực hiện thử nghiệm ngân hàng bán lẻ do trung tâm điều hành triển khai. Tuy nhiên thì SGDI cũng nh hệ thống ngân hàng nông nghiệp là những ngân hàng chậm đổi mới nhất về công nghệ so với các ngân hàng khác cho đến hiện nay vẫn cha sử dụng máy rút tiền tự động ATTM, dịch vụ thanh toán thẻ cha đợc triển khai sử dụng,

cha có hệ thóng máy tính có khả năng lu trử thông tin khách hàng kể cả mẫu chữ ký nên loại hình mở tài khoản một nơi rút tiền một nơi vẫn cha đợc sử dụng.

Khi mà khoa học công nghệ thay đổi với tốc độ vũ bảo, nếu nh SGDI không nhạy bén và linh hoạt trớc những thay đổi của công nghệ thì sẽ bị tụt hậu vì một ngân hàng hiện đại thì không thể thiếu công nghệ nhất là khi trung tâm TTBT séc đi vào hoạt động thì việc đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ là vấn đề cấp thiết.

Để nâng cao hơn nữa khả năng phục vụ khách hàng cũng nh để chuẩn bị cho việc tham gia vào trung tâm TTBT điện tử nói chung và séc nói riêng thì SGDI cần phải đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá công nghệ trên các mặt sau:

+ Cần hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống thanh toán nội bộ của ngân hàng để có thể kết nối tất cả các chi nhánh của ngân hàng trong phạm vi cả nớc và mở rộng thanh toán liên ngân hàng trên toàn quốc, xử lý tức thời tất cả các khoản thanh toán của ngân hàng trong cùng hệ thống.

+ Cũng cố và hoàn thiện hệ thống thanh toán liên hàng vì hệ thống này sẽ xử lý thanh toán bù trừ tất cả các khoản thanh toán điện tử phát sinh trong cả n- ớc giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau. Việc thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử và các trung tâm thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử sẽ giúp cho quá trình thanh toán đợc đảm bảo an toàn, chắc chắn, nhanh chóng và kịp thời.

+ Cần tăng cờng đầu t, mua sắm trang thiết bị để nâng cao công nghệ ngân hàng, giúp cho guồng máy hoạt động của ngân hàng đợc thông suet, hạn chế sự tồn tại của các thủ tục rờm rà mà từ trớc đến nay khách hàng luôn phải đối mặt.

Tiến tới xây dựng một hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu để dự phòng cho TTBT điện tử nói chung và thanh toán bằng séc nói riêng. Việc thiết lập cơ chế dự phòng là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết (vì khi sử dụng nối mạng trong thanh toán và hoạt động ngân hàng có rất nhiều rủi ro có thể xẩy ra làm ảnh hởng tới toàn hệ thống, gây mất thông tin hoặc ngng đọng

các giao dịch, gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng). Địa diểm này phải đặt tại nơi an toàn, tách rời với hệ thống đang hoạt động chính thức và có phơng án sử dụng cụ thể để đảm bảo cho hoạt động thanh toán.

Có thể nói rằng khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ thanh toán. Bởi vậy ngân hàng nào sớm nắm bắt tiến bộ của khoa học công nghệ và đổi mới kịp thời sẽ có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và ngân hàng đó sẽ chiến thắng trong quá trình cạnh tranh và phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thanh toán séc tại SGDI.DOC (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w