Mô hình tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 29)

những thay đổi mạnh mẽ về mô hình tổ chức và nhân sự theo chiều hướng hiện đại, bắt kịp với điều kiện mới, hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ban đầu với chỉ 3 đơn vị phòng tổ là Phòng Kế toán, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh, Phòng Hành chính tổng hợp, tổ kiểm tra nội bộ. Đến nay, mô hình tổ chức đã được đổi mới với 5 Phòng: Phòng Nguồn vốn & Kinh doanh Đối ngoại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, các dịch vụ ngân hàng quốc tế; Phòng Kế toán - Tài chính với 3 chức năng chính giao dịch bán lẻ, kế toán tổng hợp, tài chính; Phòng Tín dụng ; Văn phòng; tổ kiểm tra nội bộ. Mô hình này đã đáp ứng được 3 nhiệm vụ cơ bản: (1) đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể sử dụng tốt nhất dịch vụ chuyển tiền, chuyển đổi tiền tệ cho khách hàng; (2) thực hiện chuyên môn hoá các nghiệp vụ kinh doanh chính, tránh trùng lặp và quản lý chồng chéo; (3) tăng cường công tác giám sát điều hành, hạn chế tối đa rủi ro.

Không chỉ đổi mới mô hình tổ chức, năng lực nhân sự chú trọng phát triển từ các cấp lãnh đạo cho đến cán bộ trực tiếp. Đáp ứng yêu cầu mở hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngày càng sâu rộng, yêu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng khắt khe, đội ngũ nhân sự đã phát triển hết sức nhanh chóng từ 24 cán bộ năm 2000 lên mức gấp gần 3 lần năm 2009, với tổng số cán bộ là 60 trong đó hầu hết cán bộ chuyên môn đều có trình độ đại học trở lên. Hàng năm số lượng cán bộ tuyển ở mức 10%, nhờ vậy mà đội ngũ cán bộ có độ tuổi bình quân rất trẻ. Số lượng cán bộ là Đoàn viên thanh niên luôn chiếm trên 50%; độ tuổi cán bộ bình quân của chinh nhánh hiện nay dưới 30. Dù trẻ về độ tuổi nhưng có trình độ nhận thức lý luận chính trị vững vàng, đặc biệt là ý thức về việc giữ gìn và vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh từ khi thành lập đến nay đều là cán bộ do 2 ngân hàng mẹ cử tới trong đó chủ yếu là cán bộ được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tin tưởng giao phó nhiệm vụ.

Bảng 2.5: Tình hình nhân sự của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2010

Cán bộ và nhân viên 42 40 47 50 60 65 Cán bộ là Đảng viên ĐCS VN 2 2 4 6 7 9 Tỷ lệ từ đại học trở lên (%) 75 75 80 83 85 87 Số cán bộ người Lào 3 3 3 3 1 2 Cán bộ từ BIDV cử sang 5 4 4 4 5 2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010 của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội)

Từ đội ngũ quản lý các cấp đến từng cán bộ đều được đào tạo liên tục, không ngừng nâng cao năng lực quản trị điều hành và trình độ nghiệp vụ sâu rộng. Đến nay, Chi nhánh đã có 5 cán bộ đã hoàn thành và đang theo học chương trình đào tạo sau đại học, hàng năm có trên 20% cán bộ được cử đi học tập các lớp học chuyên môn ngắn hạn tại các trường đại học. Trung tâm đào tạo của BIDV và bên ngoài. Đào tạo cho cán bộ Chi nhánh còn được thực hiện thông qua các hình thức hỗ trợ đào tạo thực tế của các Phòng, Ban do BIDV hỗ trợ; các đối tác cung ứng dịch vụ như Reteur, Bloomberg...

Với nền tảng tốt, được đào tạo liên tục bài bản, lực lượng cán bộ Chi nhánh có thể đáp ứng hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt và nhiệm vụ ngày càng cao. Thực tế cho thấy, nội lực nhân sự trong suốt 10 năm qua là lực lượng quyết định hoàn thành nhiệm vụ tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 29)