Để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có thể dựa vào một số yếu tố sau:
2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn
Đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay, nếu bên đi vay không đủ tiền để trả và không được gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn chính là điều ngân hàng không hề mong muốn, tuy nhiên nó không phải là thước đo chuẩn để căn cứ vào đó mà đánh giá chất lượng tín dụng của món vay. Trên thực tế, các ngân hàng luôn cố gắng tìm cách để hạ tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất có thể được. Nợ quá hạn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ nợ quá hạn của ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn. Đối với ngân hàng thì tỷ lệ này không có hoặc càng nhỏ càng tốt.
Nợ quá hạn tín dụng ngắn hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn = * 100% Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tỷ lệ nợ quá hạn
ngắn hạn 0.038 % 0.026 % 0 %
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội 2009 – 2010)
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 so với năm 2008 đã giảm và 2010 đã được xóa bỏ.
2.2.2.2: Chỉ tiêu tỷ lệ mất vốn ngắn hạn
Tỷ lệ mất vốn ngắn hạn càng cao thì chất lượng tín dụng ngắn hạn càng thấp. Nợ quá hạn được xóa có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và nếu có quá nhiều nợ quá hạn được xóa thì sẽ có thể làm cho ngân hàng thiệt hại nặng nề và có nguy cơ phá sản.
Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn được xóa
Tỷ lệ mất vốn ngắn hạn = *100% Dư nợ bình quân
Bảng 2.3: Tỷ lệ mất vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Liên doanh Lào– Việt Chi nhánh Hà Nội
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tỷ lệ mất vốn ngắn hạn 0,004% 0,003% 0 %
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội 2009 – 2010)
Tỷ lệ mất vốn nhỏ và có xu hướng giảm.
2.2.2.3: Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời ngắn hạn
Lợi nhuận từ tín dụng ngắn hạn
Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn = * 100%
Tổng dư nợ ngắn hạn
dụng ngắn hạn, bởi xét cho cùng mục đích của hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng là lơi nhuận. Và chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn. Chỉ tiêu này càng lớn càng có lợi cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng mà kinh doanh dịch vụ chưa phát triển.
Có thể nói những năm đầu hoạt động, mục tiêu lợi nhuận không được xem là mục tiêu hàng đầu, mà nỗ lực của chi nhánh chủ yếu là tập trung vào thực hiện nhiệm vụ được giao, do đó kết quả lợi nhuận hết sức khiêm tốn. Giai đoạn 2005- 2009, cùng với việc vải cách tư duy lãnh đạo, nâng cao năng lực công nghệ, tăng cường huy động cũng như cho vay, cải tiến chất lượng nhân sự, nên kết quả kinh doanh đã có nhiều khả quan. Ngoại trừ năm 2007 do áp lực trích lập dự phòng nên lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt được mức trên 200 nghìn USD, năm 2008 đạt trên 600 nghìn USD và năm 2009 đạt trên 800 nghìn USD.
Để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn bảng sau sẽ nêu lên Tỷ lệ sinh lời tín dung ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm 2008-2010
Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh lời tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Liên doanh Lào