Những mặt tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn xác định cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng Techcombank Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 75 - 80)

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn của Chi nhánh là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho Chi nhánh phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ.

Những hạn chế còn tồn tại đó là:

- Về phương pháp thẩm định:

Việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR… tuy đã được đề cập nhưng chỉ mang tính hình thức, không được coi là chỉ tiêu trọng yếu. Giá trị theo tiền vay của tiền vay bước đầu được quan tâm nhưng chưa được đề cập nhiều đến trong dự án.

Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trong giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, song hầu hết chỉ đề cập tới giai đoạn thẩm định ban đầu còn việc thường xuyên đánh giá, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện dự án chưa được quan tâm thường xuyên xuyên suốt dự án.

Một số tài sản tuy thời gian khấu hao đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn còn giá trị sử dụng. Việc định giá tài sản cũng như hoàn trả vốn lưu động khi kết thúc dự án chưa có quy định cụ thể.

Đối với các dự án đầu tư cho vay có tài sản thế chấp hoặc tài sản đầu tư bằng vốn vay là tài sản thế chấp, thì việc đánh giá định kỳ các tài sản thế chấp trên chưa được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chưa cao.

- Về đội ngũ cán bộ thẩm định: đội ngũ nhân viên của Chi nhánh hoạt động chưa đồng đều, số nhân viên thực sự có năng lực vẫn còn thiếu. Một số cán bộ là cán bộ mới, chưa có nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ trong khi đó khối lượng thẩm định dự án là rất lớn, rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi cán bộ làm công tác thẩm định phải có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức chung về các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

- Về công tác thu thập thông tin còn hạn chế: các thông tin về doanh nghiệp và dự án thường không đầy đủ. Thông tin là báo cáo tài chính doanh nghiệp và hồ sơ dự án của chủ đầu tư cung cấp.

- Ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án không mang nhiều ý nghĩa thực sự. Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định thiếu chính xác.

- Tổ chức và điều hành công tác thẩm định chưa khoa học, đồng bộ. Cán bộ tín dụng chưa có được sự hỗ trợ đầy đủ của các phòng ban.

Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Những thay đổi không ngừng của nền kinh tế là một khó khăn lớn cho công tác thẩm định nói chung của các ngân hàng. Nó kéo theo sự thay đổi trong các ngành, các

lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng như hiện nay. Các mối quan hệ với những khách hàng mới, với các đối tác nước ngoài đã tạo ra thử thách về cạnh tranh, rủi ro về mất vốn,…

- Bên cạnh những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thì có một số cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó công tác thẩm định tài chính dự án không những đòi hỏi kiến thức rộng mà quan trọng là kinh nghiệm từng trải qua nhiều lần thẩm định các dự án. Cán bộ thẩm định chỉ có thể phân tích sâu một vài khía cạnh có liên quan đến dự án nên kết quả nhiều khi không chính xác.

- Mặc dù cán bộ thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng từ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp mà còn từ các tờ báo và phương tiện thông tin đại chúng khác. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng, chính xác về khách hàng, cần thiết đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được một hệ thống thông tin riêng, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định các dự án nói chung và các dự án trung và dài hạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và kinh doanh nói riêng.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định còn hạn chế, chưa ứng dụng những phầm mền hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp nên làm mất nhiều thời gian để tính toán.

- Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thống kế toán... của cấp Nhà nước còn chồng chéo, thiếu rõ ràng, bên cạnh đó luật đất đai, đầu tư còn nhiều bất cập gây khó khăn cho việc thẩm định của các ngân hàng nói chung và Techcombank Chương Dương nói riêng. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa phương chưa ổn định, chưa cụ thể, thiếu tính khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Chi nhánh khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch Nhà nước.

Nói tóm lại, nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều có thể gây khó khăn cho công tác thẩm định của Ngân hàng. Vậy để giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực của

NHTMCP Techcombank và cả từ phía các Bộ, Ban ngành, chính quyền địa phương có liên quan.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN

TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG.

Các mục tiêu cụ thể được Chi nhánh đề ra:

Về công tác huy động vốn: tiếp tục thực hiện huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn tăng 30% so với năm 2008, tương đương 4.600 tỷ đồng, trong đó nội tệ huy đông 4000 tỷ, ngoại tệ quy đổi 600 tỷ. Tỷ trong huy động từ khu vực dân cư và từ khu vực tổ chức kinh tế giữ vững, đặc biệt cần quan tâm đến việc huy động vốn dài hạn tại chi nhánh, nhất là cân đối nguồn vốn ngoại tệ.

Về đầu tư: hướng đầu tư thời gian tới của Chi nhánh tập trung vào các công ty cổ phần TNHH, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về hoạt động của ngân hàng: tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng, xử lý những tồn tại trong công tác tín dụng, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thu hồi những khoản nợ quá hạn, hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%, tăng lợi nhuận 15% so với năm 2008, hệ số lương làm ra tối thiểu bằng năm 2008.

Về thanh toán quốc tế: đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, thỏa mãn mọi nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu. Giữ vững uy tín trong thanh toán quốc tế với khách hàng cũng như ngân hàng nước ngoài.

Các mặt công tác khác:

- Kiện toàn công tác tiền mặt ngân quỹ, nâng cao chất lượng thông tin, phòng ngừa rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và pháp luật cho công nhân viên trong Chi nhánh.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị và thu hút khách hàng lớn như: các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty và các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu giao dịch với chi nhánh, từ đó mở rộng nguồn tín dụng trung và dài hạn.

- Thu thập thông tin về khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng có những dự án khả thi, tiến hành mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong và ngoài địa bàn.

- Mở thêm nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về công tác sử dụng vốn trung dài hạn, đem lại hiệu quả cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn xác định cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng Techcombank Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w