Sự sụt giảm xuất khẩu nghiêm trọng:
Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới đang lâm vào thời kỳ đại khủng hoảng đã tác động không thuận với xuất khẩu của nước ta. Cung vượt cầu của hầu hết các hàng hoá và dịch vụ diễn ra phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là các sản phẩm điện tử và công nghệ cao, sản các loại dẫn đến thị trường hàng hoá và dịch vụ bị thu hẹp, giá cả hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu có thể liên tục giảm mạnh trong thời gian tới. Xuất khẩu của nước ta vào tình thế bất lợi hơn do cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc không khác nhiều so với cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Trung Quốc đang trên đà phát triển, hàng hoá của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao hơn Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Chi nhánh Techcombank Chương Dương thuộc hệ thống Ngân hàng Kỹ Thương Việt nam là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán và nhất là tài trợ xuất nhập khẩu, vì vậy sự sụt giảm nhập khẩu chắc chắn sẽ có tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2009 và những năm tiếp theo.
Trong những năm gần đây, cục dự trữ liên bang Mỹ đã liên tục hạ lãi xuất. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh có tỷ lệ không nhỏ là ngoại tệ. Hơn nữa, do hệ số sử dụng vốn thấp nên số tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài là rất cao. Nguồn thu từ lãi tiền gửi ngoại tệ luôn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng cơ cầu thu nhập của Chi nhánh trong những năm tới. Một trong những giải pháp của vấn đề này là tăng cường cho vay trong nước.
Xuất hiện nhân tố thuận lợi các doanh nghiệp Việt nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Tình hình chính trị và trật tự xã hội tại Việt nam hiện nay đang được đánh giá là an toàn cao trên khu vực và toàn thế giới, tốc độ phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng cao liên tục qua các năm. Chính vì vậy, rất có khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển dịch vùng đầu tư từ các nước kém an toàn hơn như Philipin, Malayxia, Inđonexia, Thái lan, Ấn độ sang Việt nam. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập quốc tế thông qua việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức AFTA, WTO đang diễn ra một cách thuận lợi chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi:
Dự báo trong những năm tiếp theo, thành phần kinh tế tư nhân sẽ dần chiếm tỷ trọng cao hơn sở dĩ như vậy là do Đảng và chính phủ chủ trương phát triển thành phần kinh tế tư nhân, nhiều chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lần lượt được thông qua như luật doanh nghiệp đã tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Chủ trương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy nhằm kịp thời đón bắt thời cơ mới, Chi nhánh Techcombank Chương Dương cần nhanh chóng tiếp cận và mở rộng giao dịch với các nhóm doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân.
Thời gian vừa qua, Chính Phủ đã thực thi hàng loạt các giải pháp như giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, và thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Theo đó hàng loạt các mặt hàng truyền thống chiếm tỷ trọng cho vay lớn của Chi nhánh trong thời gian qua như hàng thuỷ sản, sản, đều nằm trong danh mục được vay vốn có ưu đãi. Như vậy định hướng ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu của chính phủ một mặt có tác động tốt đến nền hoạt động đầu tư của Chi nhánh trong lĩnh vực xuất khẩu.
Nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, các nghành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, điện lực, viễn thông, đều đang triển khai các dự án lớn. Điển hình có Viễn thông VIETTEL đã đầu tư sang thị trường Campuchia và đang là một trong hai mạng viễn thông lớn nhất nước bạn. Nhu cầu vốn trong nước có thể lên đến hàng chục tỷ USD. Do môi trường kinh doanh đươc cải thiện nên thành phần kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra yên tâm hơn trong đầu tư. Nhu cầu vốn tăng lên nhanh chóng.
Nhu cầu tiêu dùng của dân cư về nhà ở, phương tiện đi lại, học hành đang ngày càng nâng cao là điều kiện tốt để các Ngân hàng thương mại mở rộng cho vay.
Mức độ cạnh tranh trong cho vay giữa các Ngân hàng Thương mại ngày càng trở nên gay gắt:
Mặc dù nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, song nhìn chung do tình hình tài chính của các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh, năng lực quản lý còn hạn chế, phát triển sản xuất kinh doanh chưa ổn định. Vì vậy số lượng các dự án và phương án kinh doanh khả thi không nhiều. Trong khi đó, tình trạng cạnh tranh gay gắt, thậm chí đôi khi còn thiếu lành mạnh giữa các Ngân hàng Thương mại tác động mạnh tới Chi nhánh trong thời gian tới.