KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ hè thu năm 2011 tại Thái Nguyên
4.4. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm
Cũng như các loại cây trồng khác, đối với cây cao lương sâu bệnh hại là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây. Trong điều kiện thời tiết ở miền bắc nước ta, có khí hậu ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại sâu bệnh có khả năng làm giảm 23 - 25% năng suất cây trồng. Do vậy, công tác phòng trừ sâu bệnh là rất cần thiết cho cây.
Qua thời gian theo dõi chúng tôi đã thu được kết quả về sâu bệnh hại như sau ( đối với một số sâu bệnh điển hình) :
Bảng 4.8: Tình hình sâu hại trên các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Sâu đục thân (con/ cây) Rệp muội(%)
Hại cây (cấp) Hại lá (cấp)
B6-5 1,29 2 2
B8-5 1,46 2 3
B9-5 0.78 2 2
B16-5 1.03 2 3
B19-5 0.53 2 2
Sau khi trồng ngoài đồng ruộng một ngày sâu hại chính là sâu xám và dế mèn chúng cắt ngang thân làm ảnh hưởng đến mật độ cây trên diện tích trồng, vậy để làm giảm mức độ ảnh hưởng của sâu xám chúng ta có thể khắc phục bằng biện pháp thủ công nếu số con trên diện tích trồng ít và có thể phu thuốc nếu mật độ sâu quá nhiều.
Qua bảng 4.8 ta thấy :
+ Về sâu hại: Qua thời gian theo dõi trên các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm có hai loại sâu hại điển hình là sâu đục thân và rệp muội.
Sâu đục thân xuất hiện khi cây được gieo 88 ngày. Tại thời điểm này cây đang phát triển mạnh về thân lá để chuẩn bị cho quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng cho quá trình tổng hợp đường trong thân cây, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường trong thân của cây. Nhìn chung, các giống bị ảnh hưởng bởi sâu hại khác nhau, giống B8-5 là giống bị hại nặng nhất so với các giống tham gia thí nghiệm, với mức độ hại 1,46con/cây. Các giống còn lại mức độ bị hại ít hơn, ít nhất là giống B19-5.
Rệp muội (Aphis medicaginis Koch) chúng xuất hiện khi cây được 68 ngày từ khi gieo hạt, làm nahr hưởng đến quá trình quang hợp đồng hóa các
chất cho cây, do đó một phần nào đã làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Nhìn chung, các giống đều bị ảnh hưởng ở các mức tương đương nhau. Giống B8-5 là giống có % cây bị ảnh hưởng bởi rệp muội nhiều nhất trong các giống tham gia thí nghiệm với mức độ hại ở cây là 23,67%, được đánh giá ở cấp 2 và hại ở lá là 26,4% và được đánh giá ở cấp 3. Giống B19-5 có số % cây bị ảnh hưởng ít nhất từ rệp muội với mức độ bị hại trung bình là 13,5% hại ở trên thân và 14% hại trên lá và được đánh giá ở cấp 2. Các giống còn lại mức độ bị hại ở khoảng 16-17% ở thân và 16,7-18,5% ở trên lá. Như vậy giống B19-5 là giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hơn các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm.
+ Về bệnh hại: Trong quá trình thực hiện thí nghiệm cao lương ngọt thấy xuất hiện chủ yếu là bệnh gỉ sắt. Hầu hết các giống đều xuất hiện triệu chứng bệnh, và xuất hiện vào giai đoạn chín sữa của cây. Bệnh xuất hiện ít trên ruộng thí nghiệm, nhưng cũng một phần làm ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của các giống cao lương thiam gia thí nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Do vậy, ngoài việc tuyển chọn các giống cao lương cho năng suất sinh khối, giống có hàm lượng đường cao còn phải chọn tạo các giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt, để hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vừa làm giảm chi phí cho sản xuất vừa làm giảm tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.